Trung Quốc ghi nhận ca mắc COVID-19 mới cao chưa từng có
Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, nước này ghi nhận thêm 40.347 ca COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó 3.822 ca có triệu chứng và 36.525 ca không triệu chứng.
Đây là mức tăng chưa từng thấy ở Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và là ngày thứ năm liên tiếp nước này ghi nhận ca nhiễm bệnh cao kỷ lục.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết, nước này không ghi nhận thêm ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện là 5.233.
Tính đến hôm 27/11, Trung Quốc đại lục xác nhận tổng cộng 311.624 ca COVID-19 có triệu chứng.
Dữ liệu từ chính quyền địa phương cho thấy, thủ đô Bắc Kinh đã báo cáo 840 ca mắc có triệu chứng và 3.048 ca không có triệu chứng. Trong khi đó, trung tâm tài chính Thượng Hải và thành phố Quảng Châu đều ghi nhận số ca nhiễm mới tăng so với ngày trước đó.
Nhiều khu vực của Trung Quốc tiếp tục áp đặt các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch COVID-19. Quảng Châu và Trùng Khánh vẫn đang vật lộn để ngăn chặn dịch bùng phát, giữa lúc hàng trăm ca nhiễm được ghi nhận tại một số thành phố trên cả nước vào hôm 27/11.
Số ca COVID-19 bắt đầu tăng trên khắp Trung Quốc kể từ đầu tháng 10. Nguyên nhân được cho là do các biến thể phụ mới của chủng Omicron, có khả năng lây nhiễm cao nhưng ít gây chết người hơn.
Hồi giữa tháng 11, Trung Quốc ban hành một số quy định sửa đổi về công tác phòng dịch theo hướng nới lỏng COVID-19. Động thái này dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu tiến tới mở cửa trở lại hoàn toàn.
Trung Quốc áp đặt chiến lược “Zero COVID” và áp dụng các biện pháp xét nghiệm quy mô lớn, truy vết, cách ly, phong tỏa để kiểm soát dịch lây lan. Thế nhưng, chiến lược này đến nay chưa ngăn được các đợt bùng phát dịch ở một số thành phố, đô thị của Trung Quốc, nhất là khi biến chủng Omicron dễ lây lan.
Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
0