Xử lý nghiêm hành vi câu view từ nỗi đau Làng Nủ
Những ngày qua, lực lượng chức năng cùng người dân cả nước đều hướng về miền Bắc - nơi xảy ra thiên tai nặng nề do cơn bão Yagi gây ra.
Thôn Làng Nủ (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) là một trong những tâm điểm khi nơi đây xảy ra trận lũ ống tàn khốc, cướp đi sinh mệnh của rất nhiều người dân. Tuy vậy, tối 16/9, một kênh YouTube có hơn 324.000 người theo dõi định hướng dành cho trẻ em tại Việt Nam đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ vì đăng tải video có tiêu đề "Quả báo Làng Nủ Lào Cai". Kèm với đó, chủ kênh còn ghim bình luận: “Các bạn có xem vụ quả báo ăn trăn ở Làng Nủ không?”. Đây là hành vi có chủ đích khi điều hướng thông tin sai sự thật về Làng Nủ.
Không chỉ giật tít câu view, chủ kênh YouTube này còn nhanh chóng có hành vi lấp liếm, xóa bằng chứng khi bị cộng đồng mạng phát hiện. Kênh âm thầm đổi tên để tránh bị truy cứu trách nhiệm, sau đó đã ẩn kênh trên YouTube.
Bà Phạm Thị Quyên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam, nhận định: "Hành vi này tôi cho là thiếu chuẩn mực đạo đức cũng như vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Những thông tin sai sự thật, giật tít câu view ăn theo nội dung thảm họa như thế cơ quan quản lý cần phải có biện pháp chấn chỉnh".
Hành vi giật tít câu view này ngay lập tức đã khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ. Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét xử phạt thật nghiêm những người tranh thủ chiêu trò, lợi dụng nỗi đau của đồng bào để trục lợi.
Theo luật sư, với hành vi này, có thể xử phạt từ 10-20 triệu đồng theo quy định của Nghị định 15 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, thậm chí xử lý hình sự mức phạt lên tới 7 năm tù nếu hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, cho biết: "Tôi cho rằng sự việc này là vô cùng nghiêm trọng. Sự việc không chỉ đưa hình ảnh thông tin sai sự thật câu view mà còn bất chấp vấn đề đạo đức và gây bức xúc phẫn nộ trong cộng đồng. Cơ quan chức năng sẽ đánh giá mức độ phản ứng phẫn nộ của dư luận để đánh giá xem liệu sự việc đã ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, an toàn xã hội hay chưa, nếu ảnh hưởng xấu sẽ xử lý hình sự".
Trong tuần qua, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với lực lượng công an địa phương tiến hành truy tìm, xử phạt nhiều đối tượng lan truyền tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang, bức xúc về tình hình bão lũ.
Trước thành tích của Công an TP. Hà Nội chủ trì triệt phá nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, ngày 20/11, Bộ trưởng Lương Tam Quang đã gửi thư khen Công an TP Hà Nội.
Thời gian qua, mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo rất nhiều nhưng tình trạng lừa đảo qua mạng vẫn liên tiếp xảy ra. Đáng chú ý, “con mồi” mà các đối tượng hướng đến thường là những người lớn tuổi.
Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an quận Đống Đa vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả "thẻ ngành" công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ngày 20/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên (SN 1989), trú tại xã Tân Khánh (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
0