Xúc động và tự hào với 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'
Đến dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Về phía thành phố Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; các nhân chứng lịch sử và các tầng lớp Nhân dân.
Ban Tổ chức đã lựa chọn Hoàng thành Thăng Long để tổ chức chương trình, bởi đây là nơi có ý nghĩa quan trọng của Thủ đô lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi đã diễn ra Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954.
Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, mang đến sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping; xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử; nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền kỷ niệm: “Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”.
Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến 36 phố phường. Trong nghìn năm lịch sử của Thủ đô, người người về đây dựng nên phố. Phố góp phần làm nên hồn cốt, làm nên “chất Hà Nội” trong mỗi con người từng sinh ra hay có thời gian gắn bó với mảnh đất Thủ đô. Có lẽ không có thành phố nào trên thế giới lại có nhiều bài hát ngợi ca như Hà Nội của chúng ta.
"Hà Nội - Bản hùng ca phố" với âm nhạc và những câu chuyện, sẽ gợi nhớ đến những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hoà bình, sáng tạo và phát huy nét văn hoá của Hà Nội phố, để Hà Nội xứng đáng là Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo, Thủ đô của đất nước Việt Nam đang vươn mình bước vào kỉ nguyên mới.
Chương trình đã tái hiện một cách sống động và đầy kịch tính những diễn biến căng thẳng trước thềm cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô và câu chuyện về Những ngày cuối bám trụ Thủ đô... đã tái hiện một cách sống động và đầy xúc động về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày kháng chiến. Sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc truyền thống, kỹ thuật trình diễn hiện đại và tư liệu lịch sử đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đa chiều, làm sống lại không khí Hà Nội 70 năm trước, đồng thời khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong lòng khán giả hiện đại.
Chương trình đã tái hiện lại sự kiện Tiếp quản Hà Nội vào ngày 10/10/1954, là kết quả 80 ngày chuẩn bị công phu của chính quyền và người dân thành phố sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Đó là đích đến sau 9 năm kháng chiến trường kỳ với bao máu xương và chiến công của dân tộc, tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Ngày tiếp quản 10/10 là ngày đánh dấu mốc son Hà Nội chính thức là Thủ đô giải phóng của đất nước vừa được thế giới công nhận chủ quyền độc lập.
Chương trình cũng tái hiện thời khắc lịch sử, Lễ chào cờ vào 15h chiều ngày 10/10/1954. Tại lễ Chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ - cũng chính là chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội năm 1946, Đại đoàn trưởng dẫn đầu Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô - đã đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Lời kêu gọi đầy xúc động của Bác Hồ được trích đọc: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...", những lời này như vang vọng qua thời gian, nhắc nhở mọi người về tình cảm sâu nặng của Bác với Thủ đô và nhân dân.
70 năm là quãng thời gian không dài, nhưng là khoảng thời gian đặc biệt có giá trị của thời đại mới. Sau 70 năm, Thủ đô đã khoác lên mình một diện mạo mới, một vị thế phát triển chưa bao giờ có, từ thành phố vì hòa bình đến đô thị sáng tạo, là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
70 năm Giải phóng Thủ đô là mốc son ý nghĩa để tất cả chúng ta cùng nhìn lại lịch sử và tri ân lớp lớp thế hệ cha ông đã hi sinh và cống hiến cho Thủ đô, từ đó tạo thành động lực mạnh mẽ cùng nhau góp sức, quyết tâm đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ và bền vững, gìn giữ sức sống và phẩm giá mãnh liệt của một Thủ đô Rồng bay.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
0