Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi
Đây là báo cáo về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi thứ hai mà Đại sứ quán Na Uy thực hiện tại Việt Nam. Báo cáo đầu tiên tập trung nghiên cứu tổng quan về tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng trong nước cho ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam. Để đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam, Báo cáo đưa ra một số khuyến nghị chiến lược bao gồm cải thiện khung chính sách và thể chế về điện gió ngoài khơi, các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng cảng, nâng cấp quy mô sản xuất nhà cung cấp, xây dựng một danh mục dự án rõ ràng, hợp tác với các trường đại học để phát triển kỹ năng và tăng cường hợp tác quốc tế.
Phát biểu tại sự kiện, Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam nhấn mạnh: "Na Uy tự hào về quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, với tư cách là đối tác song phương, đồng thời là thành viên của JETP. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một Báo cáo hữu ích có thể hỗ trợ Việt Nam và Bộ Công Thương trong việc thiết kế lộ trình phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của Việt Nam cũng như chuỗi cung ứng trong nước cho ngành này. Tôi tin tưởng rằng đây sẽ là lĩnh vực mở ra những cơ hội hợp tác mới cho các công ty Na Uy và Việt Nam".
Thị trường điện gió ngoài khơi Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và gần bờ hiện có, chuỗi cung ứng hiện đang phục vụ cho ngành dầu khí trong nước là những điều kiện thuận lợi và tiềm năng có thể hỗ trợ phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
Việc các thị trường quốc tế đặt mua những bộ phận trong cấu trúc điện gió ngoài khơi từ Việt Nam thời gian gần đây là những tín hiệu tích cực về sự khởi đầu đầy hứa hẹn để Việt Nam trở thành một trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: “Có thể nói rằng với cam kết của chúng ta về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì việc phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung là thực sự cần thiết. Do đó, phát triển điện gió ngoài khơi có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến tiến trình mà chúng ta sắp phát triển trong thời gian tới. Nếu phát triển mạnh điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể trở thành trung tâm của khu vực và của thế giới”.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, Báo cáo 'Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam' sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc lập kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi trong thời gian tới.
Giá vàng thế giới và trong nước đã có một tuần lao dốc từng ngày. Mở đầu tuần mới, vàng vẫn được phần lớn giới chuyên gia và giới đầu tư dự báo giá sẽ tiếp tục giảm.
Số liệu từ Tổng Cục Thống kê mới công bố cho thấy 10 tháng năm 2024, dệt may đứng thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, với 30.6 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Tại phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 11/11, giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc do nguồn cung dầu ngày càng tăng, trong bối cảnh nhu cầu giảm sút và bất ổn địa chính trị.
Tổng Công ty Sông Đà vừa thông báo về việc chia cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỉ lệ 10% (cổ đông sở hữu một cổ phiếu được nhận 1.000 đồng tiền cổ tức).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết dư nợ tín dụng đến hết tháng 10 ước tính tăng trưởng trên 10%, cao hơn so với tốc độ cùng kỳ năm ngoái.
Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới - Bitcoin, đã tăng giá tới 6,1% vào ngày 10/11 và đạt mức 81.497 USD, mức chưa từng có tại châu Á vào ngày 11/11, trước khi giảm xuống 80.835 USD vào lúc 9 giờ 30 phút sáng tại Singapore.
0