Giải pháp 'xanh hoá' năng lượng trong sản xuất
Nhằm mang đến góc nhìn thực tiễn về những vấn đề công nghệ, xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu cũng như cách tiếp cận phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam, ngày 27/9, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam (Intech Energy) tổ chức hội thảo với chủ đề: “Xanh hóa” năng lượng trong sản xuất với giải pháp bền vững cho tương lai.
"Xanh hoá" năng lượng trong sản xuất là xu hướng tất yếu của cộng đồng doanh nghiệp, đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, chinh phục thị trường. Ý thức được vai trò quan trọng của việc "xanh hoá" trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp rất quan tâm áp dụng các giải pháp "xanh hóa" năng lượng trong sản xuất.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Nhơn, Tổng Giám đốc Intech Energy nêu ra 4 bài toán cho các doanh nghiệp, con người, xã hội và xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Trong đó: một là, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; hai là, cạn kiệt nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học; ba là, việc Chính phủ và các tổ chức đã có quy định siết chặt về phát thải khí nhà kính, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình sản xuất; bốn là, chi phí năng lượng ngày càng tăng.
Theo ông Trần Văn Nhơn, hiện có những xu hướng dịch chuyển năng lượng toàn cầu, gồm tăng sử dụng năng lượng tái tạo; chuyển đổi công nghệ sản xuất; chính sách quốc tế và quốc gia về giảm phát thải; phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng; hiệu quả năng lượng và quản lý tiêu thụ năng lượng.
Ông Lý Đức Tài - Phó Viện trưởng Viện khí nhà kính Việt Nam cũng cho biết, hiện Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho việc hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Theo quyết định mới nhất, sẽ có 2.166 doanh nghiệp buộc phải giảm khí nhà kính, giảm phát thải.
Theo Phó Viện trưởng Lý Đức Tài, giải pháp để các doanh nghiệp thực hiện việc xanh hóa năng lượng, đó là sử dụng năng lượng tái tạo hoặc mua bán điện sản xuất từ năng lượng tái theo cơ chế DPPA, tạo ra thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó cần lưu ý sử dụng tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh thay thế thiết bị tiêu hao năng lượng. Bên cạnh đó, cần triển khai hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng và sử dụng nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường.
Ông Tài cũng đưa ra 4 khuyến nghị, trong đó doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa nhận thức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm thải. Viện khí nhà kính Việt Nam sẽ đồng hành cung cấp giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp áp dụng; đồng thời, ưu tiên ứng dụng các giải pháp năng lượng để giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích doanh nghiệp sớm tham gia thị trường mua bán tín chỉ các bon.
Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức tổng kết Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ, 2021-2024.
Theo báo cáo của Enterprise Singapore và Công ty nghiên cứu Pitchbook được công bố vào tháng 11, các công ty có trụ sở chính tại Singapore đã huy động được 4,05 tỷ USD thông qua 369 giao dịch trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, giảm nhẹ so với 4,3 tỷ USD và 410 giao dịch trong cùng kỳ năm 2023.
Tháng 10/2024, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu đã nộp đơn xin cấp phép hoạt động với Bộ Công Thương. Nếu sàn này được cấp phép, sẽ phải kê khai thuế như hàng trăm nhà cung cấp nước ngoài khác đang đăng ký, khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của ngành thuế, như Google, Meta (Facebook), Microsoft, Netflix, TikTok.
Dữ liệu tài chính quý III/2024 thể hiện Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova có doanh thu 2.010 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lãi “khủng” trong quý III, nhưng lũy kế 9 tháng năm 2024, Novaland vẫn đang lỗ hơn 4.376 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.
Tổng Công ty Xây dựng Số 1, mã chứng khoán CC1 trên sàn UPCoM, vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 160 triệu đồng.
0