Vụ trẻ tử vong ở Thái Bình: Cháu bé ngồi sau ghế lái

“Khi lên xe, cháu ngồi sau ghế lái và luôn ngồi vị trí này nhiều năm qua", người thân của Trần Gia Huy, cháu bé 5 tuổi ở Thái Bình tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón, kể lại.

Sáng 29/5, trao đổi với phóng viên, bà Đinh Thị Hằng, bà ngoại của cháu Trần Gia Huy (trú xã Minh Khai, huyện Vũ Thư) cho biết: sáng 29/5, bà trực tiếp đưa cháu ra xe đưa đón học sinh tới trường mầm non Hồng Nhung, lúc 6h20p. Khi lên xe, cháu ngồi sau ghế lái và sức khỏe cháu lúc ấy bình thường. 

Chiếc xe Hyundai 29 chỗ kể trên do tài xế Đông lái. Tuy nhiên, hơn một tuần qua, người này bận việc nên nhờ ông N.V.L (59 tuổi) thay mình đến đón cháu Huy cùng 9 học sinh khác và một giáo viên đến trường, cách đó khoảng 10 km. Bà Đinh Thị Hằng cho biết: bình thường, khi xe đến trường, ông Đông sẽ giục các cháu xuống và kiểm tra một lượt.

Hôm xảy ra sự việc, tài xế N.V.L mở cửa ô tô cho giáo viên và học sinh tự đi vào lớp, sau đó chỉ kiểm tra qua loa rồi điều khiển xe tới đỗ ở cổng trường và ra về.

Khoảng cách từ vị trí đón cháu bé đến vị trí cháu bé bị bỏ rơi.

Nhà trường sử dụng App Kiss Online để phụ huynh điểm danh và theo dõi con em. Sau khi trẻ vào lớp khoảng 5 phút, cô giáo sẽ chụp ảnh từng trẻ và cập nhật lên app những em có mặt tại lớp và báo về app cho phụ huynh.

Mỗi học sinh chỉ có một tài khoản và một máy được truy cập theo dõi. Nhiều phụ huynh cho biết, dù có app hay không thì cô giáo cũng sẽ gọi điện về cho phụ huynh. Ngoài ra, trong lớp học cũng có camera theo dõi, tất cả phụ huynh đều được kết nối.

Hôm 29/5, khi vào lớp, giáo viên chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý thì phát hiện vắng cháu Huy nhưng không thông báo cho gia đình.

Cũng trong sáng 29/5, trường Mầm non Hồng Nhung tổ chức tổng kết năm học. Phụ huynh rất đông, nhiều sự kiện diễn ra, học sinh tập trung tại sân trường đông đúc chứ không phân về từng lớp học.

Khoảng 17h, anh Nguyễn Ngọc Thái, phụ huynh có trẻ học tại trường Hồng Nhung đến đón con thì thấy hai cô giáo đang loay hoay mở cửa xe. Anh đến hỏi thì biết được có một học sinh vẫn đang ở trong xe. Anh vội vàng dùng hết sức kéo cửa, để giáo viên lách vào bế học sinh ra ngoài. 

Cháu Huy được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu nhưng đã tử vong do bị bỏ quên tới 11 tiếng trên xe trong điều kiện nắng nóng.  “Các giáo viên đưa cháu đi cấp cứu nhưng quá muộn. Cháu bị bỏ quên quá lâu trên xe”, anh Thái chia sẻ.

Anh Nguyễn Ngọc Thái, phụ huynh có trẻ học tại trường Hồng Nhung, kể lại vụ việc.

Gia đình cháu Huy quê Nam Định và sang Thái Bình ở trọ. Sau khi ly hôn, mẹ của Huy đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, cháu ở với bà và cậu. Gia đình đang chờ mẹ cháu từ Đài Loan về để tổ chức tang lễ. 

Lời kể của cậu cháu Huy.

Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, đã triệu tập cuộc họp gấp chỉ đạo các ngành chức năng địa phương làm rõ nguyên nhân sự việc. Sáng nay, ông Phạm Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đến thăm hỏi người nhà nạn nhân tại Nhà tang lễ thành phố.  

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người” theo Điều 128 Bộ luật hình sự.

Thiếu tá Phan Minh Hoàng, Phó trưởng Công an thành phố Thái Bình cho biết: "Cháu Huy ở trên xe trong khoảng thời gian dài, dưới thời tiết nắng nóng và bị đói. Các yếu tố trên khiến sức lực cháu suy kiệt, kết hợp với không gian hẹp nên có thể cháu bị suy hô hấp".

Đây không phải là vụ việc lần đầu tiên xảy ra sự việc bỏ quên trẻ trên xe đưa đón học sinh gây hậu quả nghiêm trọng. Tháng 8/2019, cháu Lê Hoàng Long (6 tuổi), học sinh lớp của Trường Tiểu học quốc tế Gate Way ở Hà Nội cũng tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón. Tài xế bị khởi tố về tội "Vô ý làm chết người".

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn an toàn đối với xe đưa đón học sinh, trong đó quy định lái xe đưa đón học sinh phải có hai năm kinh nghiệm.

Xe đưa đón học sinh có thể do cơ sở giáo dục tự tổ chức hoặc đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện. Các trường học muốn tổ chức đưa đón phải thông báo đến cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải địa phương, gồm: Hành trình; điểm dừng đón, trả; danh sách xe, lái xe; hình ảnh xe và màu sơn đặc trưng. Nếu thông tin trên thay đổi, trường phải thông báo bổ sung.

Khi đưa đón học sinh tiểu học, mầm non, các trường phải bố trí một quản lý mỗi xe để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự, đảm bảo an toàn suốt chuyển đi. Nếu ô tô trên 24 chỗ đưa đón học sinh mầm non phải có hai quản lý. Các trường có trách nhiệm tập huấn lái xe và người quản lý học sinh nắm vững, thực hiện đúng quy trình an toàn. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.