Workshop 'Nếp Trà', lan toả văn hoá trà Việt

Ngày 21/4, workshop "Nếp Trà" đã được tổ chức, đem đến một không gian trà nói chung và trà Shan tuyết cổ thụ nói riêng. Đây là chương trình nằm trong dự án phi lợi nhuận do Đại sứ quán Mỹ tài trợ của một nhóm các bạn trẻ người Việt Nam thực hiện.

Workshop "Nếp Trà" nằm trong dự án truyền thông có tên là Nà Khau, do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tài trợ, được nhóm Thriving Together thực hiện và điều hành. 

Văn hoá trà Việt không chỉ tồn tại, mà còn phát triển và mang vẻ đẹp rất riêng

Người Việt xưa không dựng nên quy tắc pha trà, không nghi thức, khuôn thước... chỉ tâm thái nhẹ nhàng lúc thưởng trà. Chính tâm thái đó đã tạo nên nét đặc trưng trong phong cách uống trà của người Việt Nam.

Thưởng thức trà trong không gian ấm cúng

Hiểu thêm về văn hóa trà và trà Shan tuyết cổ thụ; được hướng dẫn và trực tiếp pha, thưởng thức trà trong không gian ấm cúng - đây là những gì người tham gia workshop "Nếp Trà" được trải nghiệm. 

Đây là cách rất tốt để tuyên truyền văn hóa trà, cũng như là trà Shan tuyết cho giới trẻ, đặc biệt là sinh viên chúng mình. Mình có thể tới đây học hỏi, tìm hiểu hoặc có thể đưa văn hóa trà tới các bạn của mình và xa hơn là bạn bè quốc tế. Khi tới đây, mình được các chị, diễn giả hướng dẫn pha trà khó hơn, với dụng cụ pha trà, các bước nhiều hơn. 

Bạn Nguyễn Thu Hiền (huyện Sóc Sơn).

Thông qua sự kiện, ban tổ chức hy vọng người tham gia có được những cái nhìn khái quát về văn hóa uống trà của dân tộc, nhằm tiếp tục duy trì những nét truyền thống giàu bản sắc của các thế hệ người Việt Nam.

 

Workshop "Nếp Trà" nằm trong dự án truyền thông có tên là Nà Khau, do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tài trợ.

Đây là workshop rất chuyên nghiệp, có nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ, có sự tham gia của tiến sĩ từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đây là workshop tâm huyết của các bạn khi mà xây dựng, tìm hiểu tài liệu phong phú. 

Anh Trần Minh Tiến (quận Tây Hồ).

Đây là workshop rất chuyên nghiệp, có nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ, có sự tham gia của tiến sĩ từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của dự án là duy trì những nét truyền thống giàu bản sắc của các thế hệ người Việt Nam.

Đội ngũ sáng lập hy vọng dự án sẽ trở thành kênh cung cấp cho người dân, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phân phối nông sản tại Việt Nam những thông tin chính xác, hữu ích nhất về phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trà là thức uống quen thuộc, có một chỗ đứng vững chắc trong đời sống của người dân Việt Nam. Người Việt ta thường xem trà như một lẽ đối đáp để mở đầu câu chuyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.