Xây dựng chuẩn mực 'Người Hà Nội' từ giá trị cốt lõi

Lịch sử hơn 1.000 năm văn hiến đã hun đúc nên những giá trị cốt cách của người Hà Nội. Những nét đẹp văn hóa đó được thể hiện trong lối sống, nếp sinh hoạt, phong cách giao tiếp, ứng xử của mỗi người dân Thủ đô. Tự hào với truyền thống đó, người dân Thủ đô đang ngày ngày tiếp tục hoàn thiện nhân cách, lối sống của mình để từ đó góp phần xây dựng nên một hình ảnh chuẩn mực về "người Hà Nội" thanh lịch, văn minh, hiện đại.

Văn hóa chào hỏi trong trong nếp sống người Tràng An

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Ngày trước người Việt Nam, nam cũng như nữ, ai cũng ăn trầu, gặp nhau là đứng lại chào hỏi, để tỏ sự thân tình "mời nhau ăn một miếng trầu". Nhưng thực ra, để có cái mở đầu là đưa miếng trầu, thì vẫn phải chào hỏi nhau trước đã, chào hỏi là cái đầu tiên của "câu chuyện".

Ở người Việt, chào hỏi không những mang tính văn hóa - xã hội, thông qua chào hỏi nhau cũng thể hiện nhân cách, đặc trưng văn hóa vùng miền của mỗi người. Đặt lời chào được các thế hệ tiếp nối hành xử và trở thành truyền thống đạo đức của người Việt.

Ở người Việt, chào hỏi không những mang tính văn hóa - xã hội, thông qua chào hỏi nhau cũng thể hiện nhân cách, đặc trưng văn hóa vùng miền của mỗi người

Theo phương châm giáo dục của người xưa, thì lễ nghĩa luôn là điều mà ông bà, cha mẹ mong muốn con cháu có được. Vậy nên mới có câu "Tiên học lễ, hậu học văn" là vậy. Trong đó, chào hỏi là một trong những lễ nghi đầu tiên mà con người được học. Từ xa xưa, lời chào hỏi đã thấm đẫm trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt Nam và có giá trị tinh thần rất lớn. Thế mới có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". 

Lời chào hỏi đã thấm đẫm trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt Nam và có giá trị tinh thần rất lớn

Người Việt, những ai đã từng làm cha mẹ đều rất vui sướng, hãnh diện khi những đứa con của họ mới bập bẹ, lững thững tập đi đã biết vòng tay, cúi đầu, "ạ" thật to để chào người lớn hoặc khách đến nhà. Đó là bài học đầu tiên mà cha mẹ, người thân trong gia đình dạy cho con trẻ.

Để lời chào trở thành một thói quen trong của trẻ, cùng với gia đình, giáo dục điều này ở trường học là vô cùng quan trọng. Những ngày đầu tháng 3, tại nhiều trường học trên địa bàn quận Cầu Giấy thường tổ chức các hoạt động với chủ để văn hóa chào hỏi. Các em được tìm hiểu về lời chào của nhiều quốc gia và những cách chào khác nhau của chính người Việt Nam qua các hình thức như kịch nói, tọa đàm, trò chơi.

Để lời chào trở thành một thói quen trong của trẻ, cùng với gia đình, giáo dục điều này ở trường học là vô cùng quan trọng

Dù xã hội có phát triển ra sao, thì lời chào vẫn có một chỗ đứng trong cuộc sống của người Việt. Đặc biệt, trong văn hóa gia đình của người Tràng An bao đời nay Lời chào chính là chiếc cầu nối để đem đến cho cuộc sống của chúng ta sự chân thành, niềm kính trọng và tình yêu thương, gắn kết mọi người với nhau.  

Những việc làm ý nghĩa và giản dị quanh ta

Giáo dục cũng luôn là gốc rễ của văn hóa. Trong Chỉ thị 30 của Thành ủy, cũng khẳng định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống, cho thế hệ trẻ thủ đô, hướng tới hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Giống như việc chúng ta gieo trồng những mầm non, chăm sóc, quan tâm để chúng trở thành những cây xanh, đơm hoa kết trái, có ích cho đời. Và trong cuộc sống, những việc làm tốt, những hành động đẹp và ý nghĩa cũng thường xuất phát từ những con người có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và biết sống vì người khác. Họ được nuôi dưỡng, dạy dỗ, để rồi mang tới cho mọi người sự tử tế, tốt bụng...

Chỉ thị 30 của Thành ủy khẳng định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Thực tế đã chứng minh cho chúng ta điều đó là đúng. Thử nhìn lại những tấm gương Người tốt việc tốt xung quanh ta, không phải là những việc gì to lớn, tốn nhiều tiền của, công sức. Những hành động đẹp đó, chỉ hoàn toàn xuất phát từ những suy nghĩ rất đời, rất chân thành và khiêm tốn.

Dù sự việc đã diễn ra cách đây hơn nửa năm, nhưng mỗi khi gặp lại cháu Lưu Thái Hòa, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Du, ông chủ quán cà phê trên phố Ngô Quyền đều không tiếc lời khen tặng cậu bé và gia đình cậu đã giáo dục nên một người con thật thà, ngoan ngoãn như vậy. 

Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Du

Còn nhớ hồi đầu năm, khi cậu bé có gương mặt rất sáng này, đi đá bóng về thì nhìn thấy một cái ví ai đó đánh rơi ở đường, sát vỉa hè. Không chút đắn đo và luôn ghi nhớ lời các thầy cô và những điều hay lẽ phải mà bố mẹ vẫn dạy bảo, Thái Hòa đã mang ví về để mẹ báo với bà tổ trưởng dân phố sang ghi nhận, thông báo để tìm người đánh rơi.  

Cháu Lưu Thái Hòa - Học sinh Lớp 4B Trường Tiểu Học Nguyễn Du

Ở trường Thái Hòa còn là một cậu học sinh được thầy cô và các bạn yêu mến, bởi tính chỉn chu, đôi khi hơi già dặn, nhưng cũng rất chịu khó hòa đồng với các bạn, tích cực tham gia nhiều hoạt động của trường, của lớp. Bài học đạo đức "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất" của Hòa đã được Nhà trường biểu dương để các bạn cùng học tập, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Tại trường Mầm non Lý Thường Kiệt, các đồng nghiệp vẫn hay gọi chị Vân Khanh trìu mến và thân thuộc là cô nuôi. Niềm vui khi được thấy những đứa trẻ ăn ngon lành các món cơm canh do chính tay mình chế biến, là động lực để chị gắn bó với công việc này suốt hơn 20 năm qua. Trong mắt các đồng nghiệp, chị là một tấm gương về tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và sáng tạo.

Chị Mai Vân Khanh - Trường Mầm Non Lý Thường Kiệt

Trong một cuộc điện thoại giữa chị Khanh và một gia đình mà cách đây 18 năm, chị đã từng cho máu khẩn cấp, để cứu đứa trẻ trong cơn nguy kịch, nay cháu bé vừa có kết quả đỗ đại học. Niềm vui của gia đình cháu cũng là niềm vui của chị Khanh, hai bà mẹ đã trở thành bạn thân, thường xuyên liên lạc, thăm hỏi nhau. Chị Khanh đã từng 13 lần hiến máu nhân đạo, trong đó có nhiều trường hợp khẩn cấp như vậy. Với chị đó là việc làm bình thường và cảm thấy vui khi có thể làm được một việc ý nghĩa cho cuộc sống

Người dân tìm đến với các giá trị văn hóa truyền thống

Trước đây, các "bảo tàng", "di tích" thường gắn với khái niệm "cấm sờ vào hiện vật" hoặc những tủ kính khô cứng, lạnh lẽo, thường chỉ dành cho người cao tuổi hay giới nghiên cứu. Chứ thường không dành cho trẻ em hay giới trẻ. Nhưng gần đây, những khái niệm đó dần bị quên lãng nhờ những sự đột phá từ các bảo tàng, các điểm di tích. Với những nỗ lực vươn mình, các bảo tàng ở Hà Nội gần đây đã nối tiếp nhau có tên trong các bảng xếp hạng của các trang đánh giá du lịch quốc tế uy tín hàng đầu, nhiều đại chỉ còn được bình chọn là điểm đến yêu thích của giới trẻ, hay là điểm hẹn lý tưởng - góp phần không nhỏ tạo thói quen tìm đến các địa chỉ văn hóa để hưởng thụ, tiếp nhận và trau dồi kiến thức văn hóa, lịch sử, thêm tự hào về truyền thống Thăng Long - Hà Nội và lan tỏa các giá trị văn hóa. 

Với những nỗ lực vươn mình, các bảo tàng ở Hà Nội gần đây đã nối tiếp nhau có tên trong các bảng xếp hạng của các trang đánh giá du lịch quốc tế uy tín hàng đầu

Bảo tàng Phụ nữ lâu nay đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của các nhóm khách tham quan. Không chỉ có khách quốc tế, mà người Hà Nội, cũng thích đến đây để được truyền cảm hứng về phong cách sống, lý tưởng tuổi trẻ, thông qua những câu chuyện được trưng bày sinh động về các nữ Anh hùng Việt Nam, về những nữ chiến sỹ cách mạng rồi những người mẹ vượt khó sinh con, nuôi con. 

Bảo tàng Phụ nữ lâu nay đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của các nhóm khách tham quan

Bằng sự đổi mới, thoát khỏi khái niệm "bảo tồn - bảo tàng", chính các điểm di tích như Hoàng Thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, bảo tàng Hà Nội, bảo tàng Phụ nữ, bảo tàng Dân tộc học đã "lột xác" để trở thành điểm check-in yêu thích của giới trẻ. Đổi mới từ cải tạo cảnh quan với hồ nước, xây xanh rợp bóng cho đến cách trưng bày thân thiện, gần gũi và có các hoạt động tương tác với du khách.

Nhiều di tích, khu bảo tồn "lột xác" để trở thành điểm check-in yêu thích của giới trẻ

Hà Nội rất thiếu điểm vui chơi, trải nghiệm văn hóa. Chính điều đó đã thôi thúc các địa chỉ văn hóa phải làm mới chính mình. Cùng với nỗ lực quảng bá cho du lịch di sản, thì chính các hành trình tham quan ngắn này đã góp phần truyền cảm hứng cho người Hà nội thêm tự hào, thêm yêu mảnh đất mình sinh sống, và lan tỏa những giá trị văn hóa, thanh lịch văn minh.

Nền hành chính phục vụ người dân

Có thể thấy, khi mỗi cán bộ, công chức, viên chức phục vụ người dân với thái độ ứng xử văn minh, tâm thế làm việc có trách nhiệm, sẽ mang lại sự hài lòng, an tâm và tin tưởng trong lòng dân. Từ đó, việc tới các nơi dịch vụ công, hay dịch vụ hành chính không còn là sự e ngại phiền nhiễu, hay sợ mất thời gian nữa.

Do đó, chúng ta đều thấy sự chuyển mình là cần thiết, ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề, vị trí việc làm. Đặc biệt là tại các vị trí tiếp xúc trực tiếp với người dân, như bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ở các cấp. 

Các vị trí tiếp xúc trực tiếp với người dân, như bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ở các cấp

Chính vì điều đó, mà các cán bộ của quận Hoàn Kiếm, đã vận dụng công nghệ thông tin để làm cho quy trình giải quyết thủ tục hành chính được nhanh, chính xác và tiết kiệm thời gian cho người dân hơn trước. Thông qua việc quan sát trong quá trình làm việc tại bộ phận một cửa. 

Bà Liên đến phường Hàng Gai công chứng căn cước công dân. Với chi phí chỉ 8 nghìn đồng, bà cũng khá bất ngờ khi được nhân viên tại bộ phận một cửa hướng dẫn cách trả tiền dịch vụ theo một cách mới, tiện dụng hơn trước nhiều.  

Bà Dương Thị Kim Liên - Quận Hoàn Kiếm

Sáng kiến này đã được triển khai hơn một tháng nay tại quận Hoàn Kiếm, vừa giúp người dân, nhất là người lớn tuổi, không phải tốn nhiều thời gian khi thanh toán dịch vụ thủ tục hành chính mà còn giúp cho quá trình xử lý hồ sơ minh bạch, chính xác hơn.

Luôn hướng tới nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm là quan điểm của lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, đã được quán triệt tới các cấp. Với mong muốn xây dựng quận ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng đòi hỏi của tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển.

Thái độ ân cần, niềm nở và nhiệt tình hướng dẫn các quy trình thủ tục cho dân, chính là nét văn hóa, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong môi trường công tác. Tạo nên một nền hành chính phục vụ văn minh, hiện đại, được dân tin, dân yêu.

Thái độ ân cần, niềm nở và nhiệt tình hướng dẫn các quy trình thủ tục cho dân, chính là nét văn hóa, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong môi trường công tác

Sự hài lòng của người dân chính là thước đo chính xác nhất cho việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan đơn vị của Thành phố, nhất là tại các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người dân.

Cùng với việc gìn giữ các truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, khu dân cư và cơ quan đang công tác, mỗi cán bộ, đảng viên cũng sẽ thiết thực góp phần đưa Chỉ thị số 30 của Thành ủy vào cuộc sống bằng việc ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội…, qua đó phát huy vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa của người Hà Nội, nhân lên tinh thần tận tâm, tận lực cống hiến để xây dựng Thủ đô, đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.