Xét xử ổ nhóm tội phạm buôn trẻ sơ sinh xuyên tỉnh

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa ra xét xử các bị cáo Nguyễn Thị Thuy Thủy (sinh năm 1990), Siu H’ Hạnh (sinh năm 1986), Lê Trần Vân Đạt (sinh năm 1995) Lê Thị Liễu (sinh năm 1978), Hồng Văn Thái (sinh năm 1978), đều trú ở TP. HCM về tội "Mua bán người dưới 16 tuổi" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Thuy Thủy và Siu H’ Hạnh, vì nhu cầu chi tiêu cá nhân, đã sử dụng mạng xã hội Facebook để tham gia vào trang "Nhóm hội cho nhận con nuôi". Các đối tượng đã lợi dụng tình trạng phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc không đủ điều kiện nuôi dưỡng con, đề xuất cho người có nhu cầu nhận con nuôi với mục đích kiếm lợi.

Các bị cáo tại phiên toà
Các bị cáo tại phiên toà | Ảnh: ANTĐ.

Các bị cáo đã thỏa thuận giá cả với những người muốn nhận con nuôi thông qua mạng xã hội. Sau khi nhận tiền, họ sử dụng một phần để thanh toán các chi phí liên quan đến việc chuyển giao trẻ, còn số tiền còn lại được hưởng lợi.

Cụ thể, từ tháng 2 đến tháng 10/2020, các bị cáo đã lợi dụng việc cho nhận con nuôi để thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo Thủy là người giữ vai trò chính trong vụ án. Thuỷ đã lợi dụng việc cho nhận con nuôi để trực tiếp thực hiện hành vi mua bán 11 cháu bé.

Trong đó, Thủy đã bán 9 cháu cho bà Triệu Thị Thanh (tức sư Thích Đàm Thái) đưa về nuôi dưỡng tại chùa Quang Phúc và môi giới mua bán ba cháu bé cho các gia đình hiếm muộn nhận về làm con nuôi.

Thủy đã trực tiếp liên hệ, thỏa thuận để nhận tiền của những người có nhu cầu nhận con nuôi tổng cộng 465 triệu đồng và dùng 329 triệu đồng để thanh toán viện phí, tiền bồi dưỡng sức khỏe cho người mẹ sau sinh, mua vé máy bay, chi phí đi lại để chuyển giao các cháu bé cho người nhận nuôi.

Thực hiện việc di chuyển trẻ sơ sinh và đăng ký khai sinh cho các cháu bé đã bán cho sư Đàm Thái nhận làm con nuôi tại nhà chùa, Thủy liên hệ với Nguyễn Văn Chức để đặt làm giả ba giấy chứng sinh rồi chuyển qua đường bưu điện cho nhà sư dùng để mua vé máy bay đưa các cháu từ TP. HCM ra Hà Nội và để đăng ký khai sinh cho các cháu bé đang nuôi dưỡng ở chùa.

Theo cáo trạng, bị cáo Siu H’ Hạnh đã lợi dụng việc cho nhận con nuôi để kiếm lợi đến ngày 3/10/2020, Hạnh bảo Đạt từ TP. HCM ra Hà Nội đón cháu Lê Thị Kim Ngân do Hạnh và Thủy đã bán cho sư Đàm Thái và bị nhà chùa trả lại thì Đạt đã giúp sức cho Hạnh đi đón cháu Kim Ngân và được hưởng lợi 900.000 đồng.

Lê Trần Vân Đạt có hành vi đồng phạm với Chức và Siu H’ Hạnh làm giả một giấy chứng sinh còn Liễu bị xác định đã ba lần trực tiếp đưa ba cháu bé từ các bệnh viện tại TP. HCM và Hải Phòng mang ra Hà Nội cho người nhận nuôi theo sự chỉ đạo của Thủy. Liễu được hưởng lợi 4,5 triệu đồng.

Về bị cáo Hoàng Văn Thái chung sống như vợ chồng với bị cáo Thủy, biết Thủy lợi dụng việc cho nhận con nuổi để kiếm tiền nhưng vẫn tham gia giúp sức cho nhân tình thực hiện hành vi mua bán các cháu bé.

Tuy nhiên, sau khi nghe lời khai của các bị cáo, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu làm rõ thêm một số tình tiết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.