Xuất hiện ca sốt xuất huyết giảm tiểu cầu xuống mức 0

Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đã xuất hiện nhiều ca mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng, thậm chí có ca giảm tiểu cầu xuống đến 0, nghĩa là ở mức rất nghiêm trọng. Đáng chú ý, trong tuần qua cũng đã ghi nhận 2 ca tử vong tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

“Một tháng nay, số bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết đã quá tải. Nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng nặng, còn có ca tiểu cầu bằng 0”, BSCK II Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa thông tin.

"Để biết được chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết có giảm tiểu cầu hay không thì cần làm xét nghiệm công thức máu. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình trong máu từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10 – 20 G/L." - PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết. 

PGS Cường lưu ý, với bệnh nhân sốt xuất huyết, theo khuyến cáo tiểu cầu dưới 50 G/L nếu đang điều trị tại nhà thì nên vào viện ngay. Hoặc trường hợp bệnh nhân có chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da cũng như có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan… cũng cần đi khám ngay.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai.

 

Theo PGS. Cường, hiện nay đã có hướng dẫn của Bộ Y tế về truyền khối tiểu cầu trong trường hợp bệnh nhân hạ tiểu cầu xuống dưới 20 G/L hoặc dưới 10 G/L kèm theo xuất huyết.

PGS. TS Cường cũng lưu ý, việc truyền tiểu cầu phải căn cứ theo chỉ định của bác sĩ chứ không phải theo mong muốn của cá nhân người bệnh - thấy tiểu cầu hạ là lo lắng muốn truyền ngay.

BSCK II Nguyễn Thái Minh, Bệnh viện Đống Đa khuyến cáo bệnh nhân không nên điều trị tại nhà nhất là giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 4 trở đi để tránh trường hợp biến chứng nặng do sốt xuất huyết. Đặc biệt, người mắc sốt xuất huyết không tự ý dùng thuốc ở nhà. Nếu có sốt cao bên cạnh việc uống hạ sốt còn cần phải tích cực bù orezol, chườm mát.

“Với 3 ngày đầu tiên của bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường chưa có biểu hiện nặng nhưng bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi thì nên đến bệnh viện khám.

Hoặc người mắc sốt xuất huyết khi thấy một số dấu hiệu cảnh báo như mệt, nôn nhiều đau tức bụng, đi ngoài nhiều thì nên đến viện càng sớm càng tốt. Đặc biệt với những người có bệnh lý nền, trẻ béo phì mắc sốt xuất huyết cần phải lưu ý”, BSCKII. Thái Minh cho hay.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11 đến 18/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.378 ca mắc mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng 2,6% so với tuần trước); trong đó có 2 ca tử vong tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao, như: Hà Đông (128 ca), Thường Tín (123 ca), Thanh Oai (103 ca), Phú Xuyên (98 ca), Hoàng Mai (90 ca).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 13.437 ca mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2021); trong đó có 16 ca tử vong (trong khi cùng kỳ năm 2021 không có ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 550/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi rút Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.

Ngoài ra, trong tuần cũng ghi nhận thêm 31 ổ dịch mới tại 14 quận, huyện. 

Phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực nguy cơ cao.

Theo dự báo của CDC Hà Nội, số mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ sẽ có thêm nhiều bệnh nhân nặng và tử vong. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, ngành Y tế thành phố tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, đặc biệt là tại các xã, phường, thị trấn đã xuất hiện ổ dịch, những nơi có khu vực ổ dịch cũ phức tạp hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.

Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 10 này, các bệnh viện tại TP.HCM đã điều trị cho 3.139 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó 58% số ca đến từ các tỉnh, thành phố phía Nam.