Xung đột khiến kinh tế Palestine thụt lùi hàng thập kỷ

Theo một phân tích mới của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cuộc chiến giữa Israel và Hamas có thể khiến nền kinh tế của người Palestine ở Gaza và Bờ Tây bị thụt lùi hàng thập kỷ.

Theo phân tích của UNDP, các thước đo kinh tế quan trọng như tỷ lệ việc làm và GDP đều sụt giảm trên khắp Gaza và Bờ Tây. Dự báo sau một tháng chiến tranh, GDP của Palestine sẽ giảm 4,2% so với ước tính trước chiến tranh. Con số thiệt hại khoảng 857 triệu USD. Nếu xung đột kéo dài đến tháng thứ hai, con số đó sẽ tăng lên 1,7 tỷ USD, khiến GDP thiệt hại khoảng 8,4%.

Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng nghèo đói ở Gaza vốn đã nghiêm trọng trước chiến dịch tấn công của Israel, khi 61% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2020. Và, cuộc xung đột mới nhất chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn kinh tế ở đây. Báo cáo của UNDP cho biết, sau một tháng giao tranh, số người sống trong cảnh nghèo đói ở Gaza và Bờ Tây đã tăng gần 20%. Nếu chiến tranh kéo dài sang tháng thứ hai, số người nghèo sẽ tăng lên tới 34%, tương đương 500.000 người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.

Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).

Sân bay Frankfurt, sân bay lớn nhất nước Đức, đang thử nghiệm việc xây đường băng từ một loại vật liệu đặc biệt, bền vững với môi trường là nhựa đường được làm từ vỏ hạt điều. Nếu thử nghiệm thành công, nhựa đường sinh học này sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của thành phố.