2023 - năm khô hạn nhất với các con sông trên toàn cầu

Ngày 7/10 (giờ địa phương), Tổ chức Khí tượng Thế giới đã công bố báo cáo "Hiện trạng tài nguyên nước toàn cầu". Báo cáo cho thấy năm 2023 là năm khô hạn nhất đối với các con sông trên toàn cầu trong hơn ba thập kỷ qua.

Báo cáo nêu rõ năm 2023 là năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ tăng cao và tình trạng hạn hán lan rộng dẫn đến hạn hán kéo dài. Châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất; miền Nam Hoa Kỳ, Trung Mỹ, Argentina, Uruguay, Peru và Brazil cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán lan rộng. 

Dòng chảy của các dòng sông nhìn chung ở mức dưới mức bình thường trong 5 năm qua và dòng chảy vào hồ chứa cũng theo mô hình tương tự, làm giảm lượng nước cung cấp cho cộng đồng, nông nghiệp và hệ sinh thái, gây thêm căng thẳng cho nguồn cung cấp nước toàn cầu, tổn thất sông băng cũng đạt mức cao nhất trong 50 năm qua. 

Sông Colorado khô cạn trong ảnh chụp từ vệ tinh năm 2022. Nguồn CNN
Sông Colorado khô cạn trong ảnh chụp từ vệ tinh năm 2022. Nguồn CNN

Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Celeste Saulo cho rằng do nhiệt độ tăng cao, chu trình thủy văn đã tăng tốc và trở nên bất ổn, khó lường hơn. Sự nóng lên của khí quyển làm tăng hơi nước, tạo điều kiện sinh ra lượng mưa lớn, đồng thời tốc độ bốc hơi tăng đã làm khô đất và làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán. Tuy nhiên, hiện trạng thực sự của tài nguyên nước ngọt trên thế giới vẫn chưa được hiểu rõ và cần phải cải thiện hoạt động giám sát, chia sẻ dữ liệu, hợp tác và đánh giá xuyên biên giới.

Chuỗi báo cáo "Tình trạng nước toàn cầu" cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về tình hình nước toàn cầu. Báo cáo này dựa trên thông tin đầu vào từ hàng chục Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng như ý kiến của các tổ chức và chuyên gia khác.

Báo cáo này nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những bộ phận ra các quyết sách trong các lĩnh vực nhạy cảm với nước và các chuyên gia trong lĩnh vực giảm thiểu rủi ro thiên tai; đồng thời tạo ra một bộ dữ liệu toàn cầu về các biến lượng thủy văn, giúp cải thiện chất lượng dữ liệu cũng như khả năng tiếp cận để theo dõi và dự báo thảm họa liên quan đến nước; cung cấp hệ thống cảnh báo sớm cho người dân trước năm 2027.

Hiện nay, 3,6 tỷ người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ít nhất một tháng mỗi năm và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 5 tỷ vào năm 2050. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.

Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.

Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.

Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.

Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.

Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .