54 bị cáo bị xét xử trong vụ án 'Chuyến bay giải cứu'
Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý hơn 39.300 vụ việc, giải quyết hơn 35.000 vụ việc đạt tỷ lệ 90,3%. Trong đó, án hình sự, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố đã thụ lý hơn 9.164/17.317 vụ việc, giải quyết 9.068/16.725 bị cáo. Tội phạm tham nhũng chức vụ, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 70 vụ/266 bị cáo, giải quyết 26 vụ/266 bị cáo. Tội phạm về ma túy, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 3.3200 vụ/4.692 bị cáo, giải quyết 3.302 vụ/4.662 bị cáo. Tình hình về tội phạm về ma túy luôn diễn biến phức tạp, do đó đây luôn là trong những các nhóm tội phạm chiếm tỷ lệ giải quyết lớn nhất, với số lượng bị cáo bị đưa ra xét xử nhiều nhất. Tội phạm liên quan đến hoạt động “Tín dụng đen” thụ lý 33 vụ/172 bị cáo, giải quyết 32 vụ/96 bị cáo, bị truy tố về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Tòa án nhân dân thành phố đã xử các vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp được dư luận quan tâm, đặc biệt là các vụ án Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đã được Tòa án phối hợp tốt với các cơ quan tố tụng tại Trung ương và thành phố khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị, được dư luận đồng tình ủng hộ. Như vụ án "Chuyến bay giải cứu" với 54 bị cáo trong xét xử về các tội: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ. Đây là vụ án rất lớn, phức tạp nhưng chỉ trong một tháng Tòa án nhân dân thành phố đã đưa ra xét xử; phiên tòa đã diễn ra đúng tinh thần tranh tụng công khai được dư luận đánh giá cao.
Vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và một số đơn vị liên quan. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn vẫn bị đưa ra xét xử về các tội "Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” thể hiện được quyết tâm trong phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Vụ án Nguyễn Ngọc Hai - cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và một số cựu lãnh đạo tỉnh bị xét xử về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí”.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0