Mùa thu trong vườn Bác

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Ngôi nhà số 54 bình dị

Được gọi là nhà 54 bởi, năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ thành công, Bác Hồ từ Việt Bắc trở về, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã chọn cho Người ở và làm việc tại Phủ Toàn quyền Đông Dương, nhưng Bác một mực từ chối. Bác lại chọn ngôi nhà nhỏ cạnh bờ ao - vốn là nhà của một người thợ điện thời Pháp.

Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao là phòng làm việc và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách, ở giữa là phòng ăn, cuối cùng là phòng ngủ. Mọi đồ dùng sinh hoạt của Người cùng với tài liệu sách báo Người đang đọc, những món quà lưu niệm bạn bè quốc tế tặng Người vẫn được giữ nguyên vẹn, xếp đặt gọn gàng, khoa học như những ngày Người còn ở nơi đây.

Ngôi nhà 54, nơi Bác Hồ đã từng ở.
Ngôi nhà 54, nơi Bác Hồ đã từng ở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà này gần 4 năm, từ 1954 đến giữa tháng 5/1958. Kể cả khi đã chuyển sang ở nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh hàng ngày vẫn tản bộ qua ao cá, để trở về nơi đây dùng cơm trưa với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các bữa tối. Người không muốn có sự chăm sóc và phục vụ đặc biệt nào như đối với một lãnh tụ. Bởi vậy Nhà 54 là nơi gắn bó với cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 15 năm cuối cùng của cuộc đời.

Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống trong những năm đầu về Thủ đô Hà Nội là minh chứng cuộc sống giản dị, gần gũi gắn bó với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chia sẻ với nhân dân những vất vả, khó khăn, đồng cam cộng khổ và động viên nhân dân, cùng xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Trải nghiệm tại nơi đây, mới càng thấy những hoạt động của Bác Hồ ở ngôi nhà nhỏ này phản ánh phong cách sống, tinh thần quyết tâm phấn đấu vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước trên chặng đường phát triển mới của lịch sử dân tộc.

Ngôi nhà thể hiện phong cách sống giản dị của Bác.
Ngôi nhà 54 thể hiện phong cách sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà sàn Bác Hồ: Nơi ẩn chứa tình yêu thiên nhiên của Người

“Một đời thanh bạch chẳng vàng son” - Nhà sàn của Bác Hồ giản dị nằm giữa Thủ đô Hà Nội, đã trở thành nơi Bác sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nơi đây đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn lao trong những thời điểm cuối trong cuộc đời cách mạng của Bác.

Dưới mái nhà này, Bác Hồ của chúng ta nhiều đêm không ngủ, lo lắng, trăn trở cho cách mạng ở miền Nam, của chủ nghĩa xã hội miền Bắc và sự đoàn kết quốc tế. Chính những năm ở đây, Bác Hồ đã từng đề ra đường lối chiến thuật, chiến lược, đảm bảo đưa Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nhà sàn nơi Bác sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Nhà sàn nơi Bác sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói rằng: "Cuộc đời của Bác Hồ vô vàn điều giản dị, nhưng Nhà sàn nơi Bác ở và làm việc là điều giản dị nhất và chính bởi sự giản dị đó đã làm cho nó trở nên kì diệu, hấp dẫn hơn. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Bởi sống giản dị, nên Bác tự rèn luyện cho mình một lối sống an nhiên, tự tại, luôn lạc quan, vui vẻ.

Trong 4 năm Bác sống và làm việc tại ngôi nhà của người phục vụ cho Phủ toàn quyền Đông Dương, nhiều lần Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác ngôi nhà mới để ở và làm việc tốt hơn, nhưng Bác đều từ chối. Mãi đến năm 1958, trong chuyến thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thấy đời sống nhân dân được nâng lên, đồng bào đã có thêm nhiều nếp nhà mới, Bác nói rằng muốn làm một ngôi nhà nhỏ bên cạnh ao cá theo kiểu của đồng bào Việt Bắc.

Bác dặn Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh: "Chú lo cho Bác một ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc, nhưng nhỏ thôi, chỉ cần một phòng làm việc, một phòng nghỉ, sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình".

Bác Hồ còn dặn kiến trúc sư: "Cần làm hành lang và cầu thang rộng để khi tiếp khách thì hai người có thể đi song song; nhà làm bằng gỗ thường, tận dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng".

Và trên giá sách đó cũng là nơi Bác đã cất di chúc sau mỗi lần viết, sửa. Bác thực hiện viết Di chúc từ năm 1965. Hàng năm, cứ đến ngày 10-19/5 - là ngày sinh nhật Bác, Bác lại lấy Di chúc ra viết và sửa lại cho phù hợp.

Dưới tầng trệt, để thông thoáng, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở xung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên vào chơi có đủ chỗ ngồi. Bác còn nuôi một bể cá nhỏ như món quà cho thiếu nhi.

Cũng tại tầng trệt giản dị đơn sơ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra miền Bắc chữa bệnh và công tác.

Chiếc radio của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chiếc radio của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chị Phạm Thị Hoài, cán bộ thuyết minh Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chia sẻ: "Có một hiện vật rất xúc động đó là chiếc radio. Bác Kỳ vặn nhỏ, Bác lại nói vặn to lên vì chú khi về nhà còn có vợ con, còn Bác chỉ có một mình, Bác muốn có tiếng người".

Trên bàn làm việc vẫn còn lại những kỷ vật của Người. Đó là những cuốn sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Chồng sách ngoài cùng là loại sách nói về người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

Th.s Trần Thị Thắm, Phó trưởng phòng Tuyên truyền - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: "Có người thắc mắc, sao Bác lại ở nhà sàn, Bác nói, tôi muốn ở như khi tôi sống với đồng bào dân tộc trong thời gian hoạt động cách mạng".

Giàn hoa Phủ Chủ tịch - phòng tiếp khách đặc biệt

Trải qua bao biến động lịch sử và thời gian chiến tranh ác liệt, di sản nơi ở và làm việc của Bác tại Phủ Chủ tịch vẫn được bảo vệ an toàn, chu đáo, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do tác động từ tự nhiên và con người. Mọi di tích, di vật tại đây vẫn còn giữ nguyên.

Nơi đây liên tục đón khách tham quan trong nước, quốc tế. Đến với ao cá vườn cây, cũng là những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa để thêm hiểu về Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh.

Giàn hoa giấy phía sau Phủ Chủ tịch.
Giàn hoa giấy phía sau Phủ Chủ tịch.

Nằm ở phía sau Phủ Chủ tịch, gần cuối con đường Xoài, có một giàn hoa giấy hình bán nguyệt. Vào mùa, hoa nở tuyệt đẹp, nổi bật trên nền xanh đậm của lá cây làm cho khu vườn rực rỡ. Tại giàn hoa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đón nhiều đoàn đại biểu trong nước và quốc tế.

Trong những ngày đẹp trời, Bác cũng làm việc ở đây. Hoặc vào các buổi chiều, Người thường tản bộ từ nhà sàn ra đây đọc báo. Người coi giàn hoa này như một phòng khách đặc biệt, tạo ra sự thoải mái, tự nhiên. Đây cũng chính là nét độc đáo trong phong cách tiếp khách và phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, không gian này cũng mang biết bao kỷ niệm đối với các cháu thiếu nhi khi được vào thăm Bác Hồ.

Cùng với đường Xoài, giàn hoa Phủ Chủ tịch là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nghệ sĩ, đi vào thơ ca nhạc họa đầy xúc động.

Những vườn cây xanh trong khu vực Phủ Chủ tịch cho chúng ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ biết cách thưởng thức thiên nhiên đã sẵn có mà Người còn biết cách chăm sóc, cải tạo, "thổi hồn" vào thiên nhiên làm cho cảnh quan thêm đẹp, môi trường sống trong lành.

User
Ý KIẾN

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.