Những thiết bị bỗng nhiên đắt hàng nhờ Covid-19
(HanoiTV) - Nhiều đồ công nghệ phục vụ giải trí, làm việc, học tập trở nên "đắt khách" dù trước đó ít được quan tâm.
Trong khi thị trường smartphone ảm đạm vì Covid-19, nhiều hàng công nghệ khác lại có xu hướng gia tăng về nhu cầu và doanh số bán. Thậm chí có những thiết bị nhiều năm nay ít được quan tâm, nay lại trong tình trạng cháy hàng.
Webcam
Webcam trở thành cần thiết khi nhu cầu học tập và làm việc tại nhà tăng cao. Từ giữa tháng ba, một số đại lý đã trong tình trạng "cháy hàng" webcam. Nhiều người không thể mua được sản phẩm này hoặc phải mua với giá cao hơn trước từ 200 đến 500 nghìn đồng.
Theo chủ một đơn vị kinh doanh thiết bị vi tính, webcam vốn ít được quan tâm những năm gần đây bởi một lượng lớn người dùng đã chuyển qua sử dụng laptop hoặc smartphone - vốn tích hợp sẵn camera. Sản phẩm này "hot" trở lại từ hơn một tháng nay, khi học sinh, sinh viên cần mua để có thể học từ xa. Trong giai đoạn dịch, cửa hàng đã bán sạch những chiếc webcam đã tồn kho từ nhiều năm nay, thậm chí còn không đủ hàng để bán.
Máy chơi game
Song song với nhu cầu học tập và làm việc, người dùng cũng tìm đến các thiết bị để giải trí trong thời gian nghỉ học và phải ở nhà tránh dịch.
Theo thống kê của một dịch vụ chuyên hỗ trợ cho thương mại điện tử, lượng tìm kiếm của người Việt liên quan đến các dòng máy chơi game như Nintendo Switch, XBOX đã tăng lần lượt 59% và 40% trong tháng ba.
Nhiều người dùng không thể mua máy chơi game đã tìm đến các dịch vụ chuyên cho thuê máy, với giá 100 nghìn đồng mỗi ngày.

Máy tính
Nhiều cửa hàng máy tính "kiếm bộn" giai đoạn này, trong bối cảnh nhu cầu làm việc, học tập tại nhà tăng cao. Một đại lý tại Thái Hà (Hà Nội) cho biết cửa hàng này có doanh số tăng 20% mỗi tuần trong tháng 3, có thời điểm đã xuất hơn 60 máy tính trong một ngày. Một số hệ thống bán lẻ lớn khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu trên 150% ở mảng máy tính xách tay.
Nhiều khách hàng cho biết họ "buộc phải mua máy tính, nếu không sẽ không thể làm việc tại nhà", trong khi một bộ phận "dân chơi" lại tranh thủ mua máy tính và linh kiện vì lo ngại dịch bệnh sẽ khiến các sản phẩm này hết hàng hoặc bị tăng giá.
Máy tính bảng
Máy tính bảng bắt đầu bán chạy từ cuối tháng 2, theo chia sẻ từ một hệ thống bán lẻ di động tại TP HCM. Máy tính bảng của Apple, như iPad 10.2, iPad Air mới có giá từ 8 đến 12 triệu đồng, màn hình tương đối lớn, hỗ trợ tốt cho cả việc học tập, làm việc hoặc giải trí tại nhà, được nhiều người chọn mua. Doanh số của các sản phẩm này cao hơn tháng 1 và cùng kỳ năm ngoái.
Thiết bị mạng, SIM 4G
Tương tự máy tính, nhu cầu về thiết bị mạng cũng gia tăng, đặc biệt cuối tháng 3, đầu tháng 4.
Theo một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này, các sản phẩm bán chạy là bộ phát Wi-Fi, thiết bị mở rộng phạm vi kết nối Wi-Fi hoặc router thay thế cho bộ định tuyến có sẵn của nhà mạng. Ngoài ra, một số cửa hàng điện thoại cũng cho biết nhu cầu về SIM 4G cũng tăng vọt trong tháng 3.
Hiện tượng này đến từ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà của người dùng tăng cao, trong khi mạng Internet tại Việt Nam thời gian qua bị đánh giá là khá chậm khiến nhiều người phải bổ sung thiết bị để tăng cường chất lượng mạng.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.
Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
Tập đoàn Google công bố bản nâng cấp mới cho tính năng tìm kiếm trong Gmail, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thư điện tử (email) cần thiết.
Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo vào sáng nay, 18/3, tại trụ sở Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 đã xác định AI tạo ra sự đột phá về năng suất sản xuất, cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.
“Bình dân học vụ số” tiếp nối phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động năm 1945, giúp Việt Nam chuyển đổi số tích cực để bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định phát triển dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn.
Trí tuệ nhân tạo AI không phải kẻ thay thế mà là công cụ hỗ trợ con người. Trong kỷ nguyên công nghệ, điều quan trọng không phải là lo sợ mất việc, mà là học cách thích nghi và làm chủ AI để trở thành những người dẫn đầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, AI và bán dẫn chính là cơ hội vàng giúp Việt Nam thu hút những nguồn lực lớn về tri thức, đầu tư, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm, một điểm đến công nghệ của khu vực và thế giới.
65% lao động toàn cầu đang ứng dụng AI vào công việc, phổ biến nhất ở lĩnh vực tiếp thị (54%), công nghệ (39%) và tài chính (16%).
Một công ty khởi nghiệp tại Australia đã cho ra mắt chiếc máy tính sinh học thương mại đầu tiên trên thế giới chạy bằng tế bào não sống.
Một nhóm tin tặc có tên Dark Storm Team đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk.
Tỷ phú Elon Musk cho biết, nền tảng truyền thông xã hội X của ông đã bị "tấn công mạng quy mô lớn" vào ngày 10/3.
Mạng xã hội Facebook sẽ tự động xóa các video phát trực tiếp (livestream) tại Việt Nam sau 30 ngày kể từ thời điểm nội dung được chia sẻ.
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm “Phát huy vai trò đối ngoại nhân dân Thủ đô trong đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".
Các nhà khoa học đề xuất, Hà Nội có thể là đơn vị đầu tiên trong cả nước thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm của Thành phố để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nhất là hoạt động khởi nghiệp. Đây chính là cơ sở tháo gỡ về cơ chế tài chính.
Chiều nay, 26/2, tại Hà Nội đã diễn ra phiên toàn thể thứ tư với chủ đề "Quản trị các công nghệ mới nổi nhằm đảm bảo an ninh toàn diện" trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Chiều nay, 24/2, tại Hà Nội, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) công bố lần đầu tiên Việt Nam đăng cai hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn với chủ đề "Đổi mới tương lai: Kết nối AI và bán dẫn toàn cầu".
Ứng dụng AI vào tổng đài ngân hàng đã góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí cho khách hàng.
Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết cuộc thi ROBOTACON® FIRST® LEGO® LEAGUE 2025 đã chính thức khép lại, chọn ra 2 đội vô địch thay mặt Việt Nam tham dự vòng chung kết thế giới tổ chức tại Mỹ.
Tỷ phú Mỹ Elon Musk thông báo, Chatbot trí tuệ nhân tạo Grok 3 do công ty xAI của ông phát triển sẽ chính thức ra mắt vào lúc 10 giờ sáng 18/2 (theo giờ Việt Nam).
Các nhà lập pháp tại Hạ viện Mỹ vừa đề xuất dự luật cấm ứng dụng chatbot AI DeepSeek trên tất cả thiết bị thuộc sở hữu của Chính phủ.
Ngày 6/2, hai đại diện quốc hội Mỹ đã đệ trình dự luật cấm sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên các thiết bị của chính phủ do lo ngại về an ninh dữ liệu người dùng.
Bộ Công an đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm… bước đầu tạo được chuyển biến trong việc nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.
Ra mắt vào cuối tháng 6/2024 trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố Hà Nội và sự quyết tâm của đội ngũ triển khai, ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi đã ghi nhận nhiều cột mốc đáng giá. Đáng chú ý, iHanoi đang trở thành sợi dây kết nối giữa chính quyền và người dân Hà Nội.
Năm 2025 đã được Liên hợp quốc chỉ định là năm khoa học và công nghệ lượng tử. Theo dự đoán của một số nhà tương lai học, chúng ta sẽ bắt đầu thấy sự chuyển dịch từ các chatbot và trình tạo hình ảnh sang các hệ thống tự lập agentic có thể hoạt động tự động, thay vì chỉ trả lời các câu hỏi. Các AI “tự lập” sẽ có thể xử lý các nhiệm vụ phức tạp như lên lịch hẹn và viết phần mềm.
Cổ phiếu của các “ông lớn” công nghệ tại Mỹ đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 27/1 trong bối cảnh DeepSeek, một công ty khởi nghiệp sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo giá rẻ của Trung Quốc đang làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào nhu cầu mãnh liệt của ngành trí tuệ nhân tạo (AI) đối với chip công nghệ cao.
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào đêm 18/1 theo giờ Mỹ. Ứng dụng của nền tảng này biến mất khỏi Apple Store và Google Play trước khi lệnh cấm liên bang chính thức có hiệu lực ngày 19/1.
Giải pháp quản lý và vận hành khu công nghiệp (KCN) thông minh T.SIE của công ty Cổ phần TNTech được công nhận là “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng” tại Lễ trao giải thưởng "Make in VietNam 2024".
Vào thứ Năm (16/1), tàu vũ trụ Starship của SpaceX đã phát nổ trong không gian chỉ vài phút sau khi phóng từ Texas, làm chậm tiến độ chương trình tên lửa chủ lực của tỷ phú Elon Musk. Sự việc còn buộc các chuyến bay hàng không qua Vịnh Mexico phải thay đổi hướng để tránh các mảnh vỡ rơi xuống.
Sáng nay, 15/1, tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Điều 36 trong Luật Thủ đô 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, tạo điều kiện đột phá để đội ngũ tri thức Thủ đô có thêm nhiều điều kiện phát triển.
Ứng dụng VNeTraffic của Bộ Công an có tính năng tra cứu vi phạm giao thông và hiện đứng đầu danh sách tải nhiều trên App Store.
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến mới trong ngành khoa học - công nghệ. Nổi bật trong đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, góp phần tạo ra những thay đổi to lớn trong nhiều lĩnh vực. Hãy cùng nhìn lại những tiến bộ khoa học công nghệ nổi bật trong năm qua.
Tại Hà Nội, ngày 29/12, doanh nghiệp Khoa học công nghệ - Hệ Sinh thái khởi nghiệp công nghệ Idea &Startup tổ chức chương trình “Khởi chạy mạng xã hội Nhật ký cuộc sống Vdiarybook".
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial London đã phát triển một thiết bị cầm tay thay đổi hình dạng để chỉ hướng cho người khiếm thị. Nhờ vậy, những người khiếm thị có thể xác định phương hướng và mục tiêu dễ dàng như người mắt sáng.
Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17/12 đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".
Theo các chuyên gia Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử. Điều này sẽ làm các nội dung giả mạo trở nên khó lường hơn.
Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.
0