Ninh Bình sắp có đô thị cố đô - di sản
Tỉnh Ninh Bình sẽ sáp nhập huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình để trở thành đô thị cố đô - di sản, dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.
UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Cụ thể, các địa phương này có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cần phải sáp nhập theo quy định.
Tỉnh Ninh Bình đưa ra mục tiêu, đến năm 2025 sẽ hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Trong đề án sáp nhập cấp huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình, đáng chú ý có việc sẽ hợp nhất TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư, trở thành thành phố trung tâm của tỉnh với tên gọi mới. Việc sáp nhập này hướng đến một đô thị cố đô - di sản, dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.
Theo đề án, việc sáp nhập vừa để đảm bảo quy định, vừa để đáp ứng yêu cầu quá trình đổi mới của đất nước, phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là những giá trị di sản văn hóa - lịch sử cùng truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất cố đô Hoa Lư.
Ngoài sáp nhập huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình, TP Tam Điệp cũng sẽ được mở rộng địa giới hành chính, phát triển trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ, kết nối và chuyển tiếp hài hòa, phù hợp với vùng di sản Tràng An.
Ông Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho hay, việc sắp xếp đơn vị hành chính là vấn đề hệ trọng chạm đến tâm tư, tình cảm, truyền thống văn hóa của nhân dân.
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình yêu cầu, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, mở ra không gian mới cho phát triển, xử lý mối quan hệ giữa ngắn hạn - trung hạn và dài hạn, giữa xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu với đô thị hóa và xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc độc đáo.
(Nguồn: Dân trí)
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.
Công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô có cơ hội đắm mình vào cảnh sắc và thiên nhiên Hồ Tây trong không gian nghệ thuật thú vị tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao ngày 29/3 đã tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.
Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.
Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.
Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.
Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Tranh gốm sứ không đơn thuần là một hình thức sáng tạo mà còn là một phần linh hồn của dân tộc, mang trong mình giá trị truyền thống lâu đời.
Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.
Hai chiếc thuyền cổ vừa được khai quật tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có kích thước dài tới 17m, còn khá nguyên vẹn, được làm bằng gỗ táu.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 2/5 trên phạm vi toàn quốc.
Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố cổ Hà Nội" ra mắt tại Đình Kim Ngân (số 42- 44 Hàng Bạc) ngày 23/3, nhằm lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp của ẩm thực phố cổ qua lăng kính ký họa.
Các tài liệu và hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam không chỉ phản ánh những đóng góp quan trọng của tuổi trẻ cả nước trong kháng chiến và thời kỳ đổi mới, mà còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống cách mạng.
Một họa sĩ trẻ đã không ngừng sáng tạo, mang những tác phẩm tranh dân gian Hàng Trống và Kim Hoàn đến gần hơn với công chúng.
Những di văn, gia phả và những di vật còn lại tại nhà thờ họ là minh chứng cho những thời kỳ lịch sử, cần được bảo tồn và lưu truyền làm cơ sở phát huy công nghiệp văn hóa.
Các bảo tàng và di tích lịch sử đang "chuyển mình" trở thành điểm đến hấp dẫn, không chỉ là điểm check-in mà còn là nơi để giới trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa.
Chương trình “Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang” phác họa một trong những phong trào thi đua có sức lan tỏa lớn nhất thế kỷ XX, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Chương trình chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang" đã tổ chức thành công trong tối 22/3.
Ngành văn hóa đã chủ động sáng tạo, khai thác các giá trị lịch sử - văn hoá kết hợp với sáng tạo và công nghệ để tạo nên nét đặc sắc riêng, thu hút công chúng và du khách.
Những công trình tranh bích họa ở các ngõ phố không chỉ giúp làm đẹp mỹ quan đô thị, mà góp phần nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường.
“Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, mơ mộng, sáng tạo” diễn ra từ 21/3 đến 28/3 với nhiều hoạt động giới thiệu các tác phẩm tranh truyện thiếu nhi từ Vương quốc Anh.
Nhà hát Hồ Gươm trở thành điểm hẹn của những tâm hồn yêu nghệ thuật vào tối ngày 20/3, khi Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội mang đến đêm nhạc "Những kiệt tác của Chủ nghĩa Cổ điển và Lãng mạn". ROX Group và MSB là hai đơn vị đồng hành, góp sức đưa tinh hoa âm nhạc đến với khán giả Việt.
Từ những bông hoa xinh đẹp, một nhóm bạn trẻ yêu hoa tại Hà Nội đã xây dựng nên hơn 20 thư viện, tạo ra cơ hội tiếp cận sách cho hàng trăm nghìn em nhỏ trên khắp mọi miền đất nước.
Sở hữu hơn 10.000 đầu sách với đa dạng thể loại, không gian đọc rộng rãi, mở cửa miễn phí, thư viện tư nhân “Ban công của mẹ” ở phố Vĩnh Phúc đã thu hút rất nhiều gia đình và các bạn nhỏ đến đọc và mượn sách.
Đập trứng, nhảy lửa, ăn cơm thịt cừu... là những phong tục độc đáo của Lễ hội năm mới Novruz Bayram, lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa của người Azerbaijan.
“Open 14” là điểm đến dành cho những ai yêu thích không gian nghệ thuật mở, nơi hội tụ tinh thần sáng tạo và đam mê của nghệ thuật đương đại.
Poster Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạt động diễn ra xuyên suốt trong cả năm, hiện đại và truyền thống theo slogan "Kinh đô xưa, Vận hội mới".
Việt Nam và Cuba sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là mảng sách thiếu nhi, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.
Rất ít người biết đến một xã đảo duy nhất của Hà Nội, đó là xã Minh Châu thuộc huyện Ba Vì.
Những lễ hội làng ngày xuân là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.
Triển lãm "Không gian trưng bày nội thất Việt” là gợi ý tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp truyền thống qua các sản phẩm nội thất.
Cuốn truyện tranh lịch sử “Nguyên Phi Ỷ Lan - phò Vua, giúp nước” được giới thiệu rất hấp dẫn bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trên chất liệu mành tre thư pháp kết hợp giấy cán plastic.
Chương trình nghệ thuật "Chào Show" kết hợp âm nhạc dân tộc, hình ảnh, âm thanh và ẩm thực trong một không gian nghệ thuật đương đại.
Tỉnh Phú Thọ đã chuẩn bị hơn 20 hoạt động đặc sắc để chào mừng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại địa phương vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 này.
Tình yêu Hà Nội luôn thôi thúc nhà văn, họa sĩ Nguyễn Trương Quý đi tìm và khắc họa những nét riêng về thành phố hơn ngàn năm tuổi suốt hơn hai thập kỷ qua.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3-7/4 (tức từ ngày 1/3-10/3 Âm lịch) tại tỉnh Phú Thọ, nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.
Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.
Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.
0