Một thoáng Tây Hồ qua nét cọ
Không gian triển lãm là nơi họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng – một người con của Hà Nội đã dồn nhiều cảm xúc và tình yêu để khắc họa nên vẻ đẹp của một Tây Hồ rất khác.
Hồ Tây bất kể mùa nào cũng mang một vẻ đẹp da diết, nồng nàn đến xao xuyến. Từng góc nhỏ, từng cung đường thân quen, hình ảnh mặt nước Hồ Tây gợn sóng theo làn gió… hay một buổi bình minh sáng sớm những dòng người nhộn nhịp hối hả. Tất cả những hình ảnh vừa gần gụi, thân quen ấy đã được gửi gắm trong hơn 50 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng. Ở đó, họa sĩ cần mẫn nhặt vài chiếc lá rơi nghiêng, những đốm nắng lách tách nhảy trên bờ kè, khoảnh khắc mưa bụi giăng giăng chợt bùng thành mau hạt để tạo nên một Tây Hồ mới lạ, đầy ắp bất ngờ.
Hoạ sĩ Nguyễn Quốc Thắng chia sẻ: "50 tác phẩm này là 50 tình yêu lớn nhỏ về con người, khung cảnh, đặc biệt là mặt hồ của Hồ Tây, đó chính là cách tôi thể hiện tình yêu của mình đối với con người. Khi mình đã yêu thì vẻ đẹp được phát hiện ra và được tôn vinh".
Với họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng, dù đã vẽ đa dạng nhiều thể loại, chủ đề, song mảng đề tài về cảnh sắc, thiên nhiên và con người vùng đất thơ mộng Hồ Tây vẫn để lại trong anh niềm rung cảm đặc biệt. Anh luôn cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này.
Giữa cuộc sống hối hả, vội vã, triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng khiến cho mỗi người muốn sống chậm lại, để cảm nhận vẻ đẹp riêng có của thiên nhiên và cuộc sống nơi đây. Đây cũng là cách để anh thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất và con người Hà Nội.
Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.
Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.
Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.
Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
0