Tham vọng lập vùng đệm ở Kursk của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tiết lộ tham vọng chiến lược của Kiev tại Kursk, đó là thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga.

Ukraine lập vùng đệm tại Kursk: mục tiêu khó thành

Ngày 6/8/2024, quân đội Ukraine đã bất ngờ tấn công tỉnh Kursk, nằm ở biên giới phía Tây nước Nga. Đến nay cuộc đột kích đã bước sang tuần thứ ba nhưng các lực lượng Ukraine tại Kursk vẫn không có dấu hiệu cho thấy họ có ý định rút lui.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã lần đầu tiên tiết lộ tham vọng chiến lược của Kiev tại Kursk, đó là thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, điều này khó có thể trở thành hiện thực.

Ngày 6/8/2024, quân đội Ukraine đã bất ngờ tấn công tỉnh Kursk.

Quân đội Ukraine vẫn đang tiến về phía trước sau khi phát động chiến dịch quân sự bất ngờ tại Kursk cách đây hơn hai tuần. Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky hôm 20/8 tuyên bố các lực lượng của nước này đã tiến sâu 28 - 35 km vào lãnh thổ Nga, kiểm soát khu vực rộng hơn 1.200 km2 với 92 khu dân cư tại Kursk.

Ngày 22/8, Kiev tuyên bố đã chiếm được thêm làng Krasno - Oktyabrskoye nằm bên bờ sông Seym, đồng thời tấn công vào vùng Bryansk ở biên giới, cạnh “điểm nóng” Kursk. Tuy nhiên, cuộc xâm nhập này đã bị lượng Nga đẩy lùi.

Bản đồ chiến sự ở Kursk tính đến ngày 20/8. Ảnh: Sky News.

Trước những diễn biến căng thẳng tại khu vực biên giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập cuộc họp gồm thành viên chính phủ và lãnh đạo các vùng để bàn về tình hình an ninh ba tỉnh giáp giới với Ukraine.

Moscow đã quyết định thành lập các nhóm quân tại ba tỉnh giáp biên giới gồm Belgorod, Kursk và Bryansk nhằm bảo vệ công dân và vùng lãnh thổ trước các cuộc tấn công của Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập cuộc họp gồm thành viên chính phủ và lãnh đạo các vùng.

Kiev dường như có nhiều mục tiêu khi thực hiện cuộc đột kích vào Kursk, từ nâng cao tinh thần cho binh sĩ Ukraine sau nhiều tháng căng thẳng, tới kéo căng các nguồn lực của Nga và chuyển hướng tập trung của Moscow khỏi các khu vực tiền tuyến, đặc biệt ở Donbass, nơi các quân đội Nga đã giành được những bước tiến đều đặn kể từ đầu năm nay. Các nguồn tin chính thức của Ukraine cho biết Kiev có ý định sử dụng lãnh thổ Nga bị chiếm đóng làm “quân bài mặc cả” trong nỗ lực buộc Nga phải đàm phán.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 18/8, ông cho biết cuộc tấn công của Ukraine nhằm mục đích tạo ra “một vùng đệm trên lãnh thổ” Nga để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của Moscow.

Bây giờ, nhiệm vụ chính của chúng ta trong các hoạt động phòng thủ nói chung là phá hủy càng nhiều tiềm lực của Nga càng tốt và tiến hành các hành động phản công tối đa. Điều này bao gồm việc tạo ra một vùng đệm trên lãnh thổ của đối phương, những gì chúng ta đang làm tại Kursk.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Theo định nghĩa quân sự, vùng đệm là vùng đất được thiết lập giữa hai lực lượng đối địch với mục đích giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột vũ trang. Vùng đệm thường được phi quân sự hóa và đôi khi được các lực lượng quốc tế trung lập như lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc giám sát. Tuy nhiên, bất kỳ vùng đệm tiềm tàng nào ở tỉnh Kursk cũng sẽ rất khác biệt, bởi có rất ít khả năng một bên thứ ba như Liên hợp quốc được đưa vào để phân tách các lực lượng Ukraine và Nga.

Hiện cũng không biết vùng đệm mà Ukraine định lập sẽ nằm chính xác ở đâu, vì điều đó còn phụ thuộc vào nơi lực lượng Ukraine tiến đến được và quân đội Nga có thể đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi lãnh thổ hay không.

Theo giới quan sát, vùng đệm là một ý tưởng mặt chiến lược, giúp Kiev ngăn chặn được một số cuộc không kích xuyên biên giới từ phía Nga và giảm bớt áp lực cho dân thường sống ở tỉnh Sumy của Ukraine, giáp với tỉnh Kursk.

Các cuộc giao tranh tại Kursk nêu bật thực tế là không bên nào có đủ nguồn lực để buộc đối phương phải nhanh chóng rút lui trong một cuộc cuộc chiến tiêu hao kéo dài. Trong bối cảnh vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Ukraine sẽ rút khỏi Kursk, việc Nga đồng ý về một vùng đệm bên trong lãnh thổ nước này là điều bất khả thi.

Cái giá phải trả khi Ukraine tấn công Kursk

Khi phát động cuộc xâm nhập bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky có lẽ đã từng hy vọng rằng cuộc tấn công này sẽ buộc Moscow phải tái triển khai lực lượng từ những nơi khác trên chiến trường Ukraine, qua đó làm giảm bớt áp lực đối với quân đội nước này ở mặt trận phía Đông.

Tuy nhiên, đây là một động thái mạo hiểm và kết quả vẫn chưa rõ ràng. Hơn hai tuần sau, Ukraine đang trong tình thế khó khăn khi có nguy cơ đánh mất những đội quân tinh nhuệ và khí tài vô cùng quan trọng, cùng cả lãnh thổ ở ngay trung tâm mặt trận phía Đông thuộc khu vực Donetsk của nước này, nơi Nga đang tiến sát đến thành phố chiến lược Pokrovsk.

Ukraine đang đưa vào chiến đấu những lữ đoàn tinh nhuệ, trong đó có lữ đoàn tấn công đường không 80, từng đảm nhiệm các chiến dịch chủ chốt ở Bakhmut và Kherson. Ngoài ra, Kiev cũng đang sử dụng một số phương tiện có giá trị nhất do phương Tây cung cấp, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh, bệ phóng HIMARS của Mỹ, xe chiến đấu bộ binh Bradley và xe bọc thép Stryker. Giữa tình trạng thiếu nhân lực và khí tài như hiện nay, đây là những nguồn lực mà Ukraine không thể mất.

Nga liên tục công bố hình ảnh cho thấy hàng chục thiết bị của Ukraine, trong đó có cả xe tăng chiến đấu Abrams của Mỹ đã bị hạ gục tại Kursk.

Tuy nhiên, trong những ngày qua, Nga liên tục công bố hình ảnh cho thấy hàng chục thiết bị của Ukraine, trong đó có cả xe tăng chiến đấu Abrams của Mỹ đã bị hạ gục tại Kursk. Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, tính đến ngày 21/8, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 4,4 nghìn quân nhân, 65 xe tăng cùng hàng chục xe chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp chở quân tại mặt trận này.

Theo các nhà phân tích, cuộc xâm nhập bất ngờ của quân đội Ukraine vào Kursk đã phơi bày những thất bại về tình báo trong quân đội Nga cũng như sự thiếu hụt lực lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu của Nga trong một cuộc chiến diễn ra dọc theo mặt trận dài tới 1.000 km.

Nước cờ của Ukraine đang gây khó khăn nhất định cho Nga, nhưng cũng đã làm suy yếu lực lượng vốn hạn chế của chính Kiev, giúp Nga giành lợi thế ở các khu vực khác của mặt trận và biến chiến thắng chính trị ngắn hạn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thành một thất bại chiến lược. Từng được ca ngợi là một đòn tấn công quân sự sáng suốt trong những ngày đầu, nhưng chiến dịch ở Kursk có thể trở thành một cái bẫy đối với quân đội Ukraine.

Cuộc tấn công vào Kursk chỉ mở rộng và kéo dài một cuộc chiến tranh tiêu hao, trong đó Nga được hưởng lợi thế về tài nguyên.

Ông Vasily Kashin - Nhà khoa học chính trị Nga.

Hai tuần sau khi phát động cuộc đột kích, đà tiến quân của Ukraine tại Kursk đã chậm lại đáng kể, khi các tuyến tiếp tế của Ukraine trở nên hạn chế và Nga đưa quân tiếp viện đến. Nga đã quyết định thành lập các nhóm quân tại ba tỉnh giáp biên giới gồm Belgorod, Kursk và Bryansk nhằm bảo vệ công dân và vùng lãnh thổ trước các cuộc tấn công của Ukraine.

Trong khi đó, quân đội Nga đang tiến nhanh tại miền Đông Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/8 cho biết các lực lượng nước này đã giành quyền kiểm soát ngôi làng Mezhove ở khu vực Donetsk. Quân đội Nga cũng đang áp sát thành phố chiến lược Pokrovsk, hiện chỉ còn cách thành phố này vài km.

Đến nay khoảng 60% dân số Pokrovsk đã rời khỏi thành phố này.

Ukraine có lẽ từng kỳ vọng Nga sẽ chuyển lực lượng đáng kể từ phía Đông Ukraine về bảo vệ Kursk. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ, chỉ có “một số thành phần thuộc các đơn vị không chính quy của Nga” được tái triển khai tại Kursk.

Pokrovsk là đô thị chiến lược nằm trên ngã ba của tuyến đường cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội Ukraine ở vùng Donbass. Nếu để mất Pokrovsk, Ukraine sẽ mất tuyến huyết mạch quan trọng phục vụ cho các đơn vị ở phía Bắc thành phố, trong đó có thành trì Chasov Yar. Kiểm soát Pokrovsk cũng sẽ giúp các lực lượng Nga dễ dàng tiếp cận thị trấn Kostiantynivka, một trung tâm quân sự khác của Ukraine.

Ông Serhiy Dobryak, người đứng đầu chính quyền quân sự thành phố Pokrovsk hôm 18/8 cảnh báo rằng lực lượng Nga đã “gần như tiếp cận” thành phố và giao tranh có khả năng nhấn chìm thành phố trong vòng chưa đầy hai tuần nữa. Trong bối cảnh đó, nhà chức trách Ukraine đang khẩn trương tiến hành sơ tán dân thường. Đến nay khoảng 60% dân số Pokrovsk đã rời khỏi thành phố này.

Thế khó của Mỹ

Chiến dịch quân sự của Ukraine ở Kursk còn khiến Mỹ, một đồng minh quan trọng của Ukraine rơi vào thế khó. Quan hệ Nga – Mỹ vốn đã căng thẳng lại thêm leo thang sau khi Moscow cáo buộc Washington hỗ trợ Kiev tấn công lãnh thổ Nga, trong khi Mỹ khẳng định không liên quan.

Theo các nguồn tin, Washington đang đánh giá liệu cuộc tấn công này có thể định hình lại động lực chính trị và quân sự của cuộc chiến như thế nào. Ngoài ra, nó cũng có thể tác động đến lập trường của Washington về cách Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp.

Sau khi Ukraine tiến hành cuộc đột kích vào tỉnh Kursk, Mỹ nói rằng họ bị bất ngờ vì Ukraine không báo trước về kế hoạch này.

Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng chúng tôi không tham gia vào bất kỳ khía cạnh, kế hoạch hoặc sự chuẩn bị nào cho hoạt động này. Tôi sẽ để quân đội Ukraine tự nói về các hoạt động của họ, nhưng vai trò của chúng tôi và những gì chúng tôi tập trung vào là hỗ trợ Ukraine, có khả năng tự bảo vệ mình.

Ông Vedant Patel - Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ.

Tuy nhiên, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga mới đây đã cáo buộc ba nước NATO gồm Mỹ, Anh và Ba Lan đã giúp Ukraine lên kế hoạch và thực hiện cuộc đột kích vào vùng Kursk. Theo các chuyên gia, Ukraine không có đủ khả năng kỹ thuật và hậu cần để phối hợp một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy vào đất Nga.

Suốt gần ba năm qua, Chính phủ Mỹ đã nỗ lực hỗ trợ Ukraine nhưng cũng tránh làm căng thẳng với Nga leo thang vượt ngoài kiểm soát. Mặc dù vậy, chiến dịch đột kích của Ukraine đang đặt Washington vào tình thế khó xử.

Ngày 21/8, Ukraine xác nhận đã phá hủy các cây cầu ở Kursk bằng các hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ do Mỹ sản xuất. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên từ Ukraine rằng vũ khí phương Tây được sử dụng trong cuộc tấn công chưa từng có vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, quốc gia viện trợ chính cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, luôn khẳng định rằng họ không ủng hộ các cuộc tấn công tầm xa vào Nga. Tuy nhiên, sau cuộc đột kích của Kiev vào Kursk, hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra cho Mỹ, như liệu việc Ukraine dùng vũ khí vốn được viện trợ nhằm mục đích tự vệ nhưng lại tấn công Nga có làm thay đổi chính sách của Mỹ hay không?

Một cây cầu bắc qua sông Seym ở tỉnh Kursk bị Ukraine phá hủy. Ảnh: Telegram/BI.

Liệu Washington có mở rộng các giới hạn do họ đặt ra về cách Ukraine có thể sử dụng các hệ thống vũ khí của Mỹ và NATO trên lãnh thổ Nga hay không? Liệu điều đó có nguy cơ vượt qua các lằn ranh của Nga về sự can dự của phương Tây vào cuộc chiến hay không? Điều này tới nay vẫn khá mơ hồ.

Mặt khác, truyền thông Mỹ dẫn lời giới chức nước này nói rằng, phía Washington dường như tỏ ra hoài nghi với triển vọng của Ukraine trong việc giữ vững thành quả tấn công. Liệu Ukraine có thể bảo toàn được hơn 1.000 km2 lãnh thổ Nga khi họ đang thiếu cả đạn dược và nhân lực? Liệu canh bạc của Ukraine khi đưa quân tinh nhuệ sang lãnh thổ Nga có khiến họ thiệt hại nặng hay không?

Mặt khác, việc Ukraine tập trung vào Kursk có thể khiến Kiev trả giá đắt ở Donbass. Đây là điều mà giới chức Mỹ dường như lo ngại nhất. Liệu sự hỗ trợ gần ba năm qua của Washington có thể “xôi hỏng bỏng không” vì quyết định tấn công Kursk hay không?

Trước ngày 6/8, cuộc chiến chỉ diễn ra trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, giờ đây cuộc chiến đã lan sang lãnh thổ chủ quyền của Nga. Thế khó của Mỹ chính là việc nếu họ đưa ra quyết định quá quyết liệt với cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk, đó có thể được xem xâm phạm chủ quyền của Nga và gây chiến với Moscow.

Nga đề cập khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Ảnh: EPA-EFE.

Nga đã cảnh báo dùng mọi biện pháp có thể nếu toàn vẹn lãnh thổ của nước này bị đe dọa, ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là một canh bạc liều lĩnh và quyết định của Mỹ sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới cách mà cục diện xoay chuyển vì Washington là nhà tài trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine.

Hai tuần sau khi Ukraine phát động cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh Kursk, lực lượng Nga đã phục hồi sau cú sốc ban đầu và đang cố gắng tận dụng cuộc chiến mở rộng này để tạo lợi thế trên chiến trường. Trong khi đó, đối với Ukraine, cuộc đột kích dù tạo ra sự chú ý và lạc quan tạm thời, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn là lợi ích.

Việc chiếm được một số khu vực ở Nga và những thành công ban đầu không đảm bảo rằng Ukraine có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến hoặc đạt được những mục tiêu chiến lược dài hạn. Trên thực tế, những rủi ro về quân sự, chính trị và ngoại giao từ cuộc tấn công này có thể làm cho chiến lược của Ukraine trở nên khó khăn hơn, và cuộc xung đột có thể tiếp tục trong một tình trạng bế tắc kéo dài, mà Nga với nguồn lực lớn hơn sẽ giành ưu thế.

User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald vừa nhậm chức chưa đầy vài ngày, nhưng với những gì đang diễn ra, dư luận thế giới cứ ngỡ chính trị gia 78 tuổi đã quay lại đây được vài tháng.

Theo hãng thông tấn TASS của Nga, ngày 21/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trực tuyến.

Ngày 22/1 (giờ địa phương), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tuyên bố tại Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới 2025 ở Davos (Thụy Sĩ) rằng, hai thách thức lớn mà nhân loại đang phải đối mặt là biến đổi khí hậu và việc phát triển trí tuệ nhân tạo. Nếu không được kiểm soát, chúng sẽ hủy hoại cuộc sống của con người.

Đây dự kiến sẽ là luật đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump có thể ký khi Quốc hội, với sự ủng hộ của lưỡng đảng, nhanh chóng hành động theo đúng kế hoạch trấn áp người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Lực lượng chức năng đã bắt giữ nghi phạm 28 tuổi, người Afghanistan, sau vụ tấn công bằng dao xảy ra tại thành phố Aschaffenburg, bang Bavaria, vào ngày 22/1.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/1 cho biết lực lượng vũ trang nước này đã đạt được một bước tiến đáng kể khi giành quyền kiểm soát các khu định cư ở vùng Kharkov.

ACT, một tổ chức xã hội tại Nairobi, đang không ngừng phát triển mô hình tái chế quần áo bỏ đi – một giải pháp đột phá trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy nền kinh tế bền vững tại châu Phi.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 ở Davos, Thụy Sĩ, trong đó ông kêu gọi cộng đồng quốc tế duy trì chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy phát triển mở và bao trùm.

Ngày 22/1, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine DTEK cho biết họ có kế hoạch đầu tư 450 triệu Euro (468,59 triệu USD) để mở rộng một trang trại gió gần bờ Biển Đen, nhằm tăng công suất cho ngành năng lượng quốc gia này.

Ngày 22/1, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết châu Âu nên hoan nghênh thay vì từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc các thành viên NATO khác tăng cường chi tiêu quân sự, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh đối với lục địa này.

Các nhà điều tra Hàn Quốc đã tiến hành khám xét văn phòng và nơi ở của Tổng thống Yoon Suk Yeol trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ việc liên quan đến nỗ lực ban hành lệnh thiết quân luật bất thành hồi đầu tháng 12/2024.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã lên tiếng chỉ trích chính sách của Liên minh châu Âu (EU) đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine, đồng thời kêu gọi Brussels thay đổi cách tiếp cận để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và an ninh châu Âu.

Ai Cập, cùng với Mỹ và Qatar, đã nhất trí thành lập một trung tâm liên lạc tại Cairo nhằm giám sát và bảo vệ lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, trong bối cảnh xuất hiện một số vụ việc vi phạm lệnh ngừng bắn.

Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?

Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.

Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.

Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.

Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.

Trong bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết sự gián đoạn nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga đang khiến chi phí năng lượng trên toàn EU tăng vọt.

Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Canada và Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng trước tuyên bố khả năng áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Văn phòng Điều tra Tham nhũng dành cho các Quan chức Cấp cao Hàn Quốc (CIO) cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc cưỡng chế Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn thêm về nỗ lực thiết quân luật bất thành của ông.

Ngày 21/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể áp đặt thêm các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga nếu Moscow từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine.

Ngày 22/1, Cơ quan thống kê Hàn Quốc cho biết số trẻ sơ sinh được sinh ra ở Hàn Quốc trong tháng 11 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 14 năm.

Sau khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 theo giờ địa phương, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi đoàn kết chống lại "kế hoạch" của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa sẽ mang lại những thay đổi lớn cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. "Kết thúc cuộc khủng hoảng lạm phát tàn khốc", thuế quan và cắt giảm thuế, quy định và quy mô chính phủ đều nằm trong chương trình nghị sự.

Reuters và các phương tiện truyền thông khác đưa tin, vào ngày 21/1, Panama đã gửi thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ sự không hài lòng với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ giành lấy kênh đào Panama.

Ngày 21/1, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố, nước này sẽ hồi hương những người di cư bất hợp pháp bị mắc kẹt tại khu vực biên giới Mexico, do ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế nhập cư mới của Mỹ.

Trong ngày làm việc thứ hai sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức buổi họp báo tại Nhà Trắng, đề cập đến hàng loạt vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm.

Ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã tuyên bố có thể áp thuế lên Mexico và Canada.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 tại Davos thu hút hơn 3.000 nhà lãnh đạo toàn cầu, thảo luận về các thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ. Các vấn đề bất ổn địa kinh tế, thương mại, khí hậu và các đột phá công nghệ như AI sẽ được bàn thảo sâu rộng.

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có ngày làm việc đầu tiên với việc gặp mặt những người đồng cấp trong nhóm bộ tứ Quad, gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy làm tiếc trước quyết định rút lui khỏi tổ chức này của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay trong ngày ông tuyên thệ nhậm chức và hy vọng ông Trump sẽ thay đổi lại quyết định của mình.

Lực lượng an ninh Israel đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Bờ Tây bắt đầu từ hôm qua 21/1. Chiến dịch được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đánh giá là quan trọng và có quy mô lớn .

Phó Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Ted Chaiban, hôm qua, 21/1, đã có chuyến thăm các cơ sở giáo dục do UNICEF thành lập tại thành phố Aleppo, Syria. Tại đây, ông Chaiban kêu gọi các đối tác tiếp tục hỗ trợ Syria và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo các trường học tại quốc gia này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đề nghị phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sỹ. Trong đó, nhà lãnh đạo châu Âu khẳng định, Liên minh Châu Âu mong muốn hợp tác và sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hàng triệu hộ gia đình ở Anh đang phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng cao kể từ khi chính phủ nước này tăng giá trần năng lượng khoảng 10% vào tháng 10 năm ngoái.

Ít nhất 66 người đã thiệt mạng và 51 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một khách sạn ở khu nghỉ dưỡng trượt tuyết thuộc tỉnh Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức trách nước này đang lo ngại con số thương vong có thể tiếp tục tăng.

Sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, lệnh ngừng bắn ở Gaza khó có thể được duy trì lâu dài, mặc dù ông nhận làm trung gian cho thỏa thuận giữa Israel và Hamas.

Tại phiên điều trần luận tội diễn ra ngày 21/1, Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã phủ nhận việc ông đã ra lệnh cho các chỉ huy quân đội kéo các nhà lập pháp ra khỏi Toà nhà Quốc hội trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật hồi đầu tháng 12 năm ngoái.

Tổng Tư lệnh quân đội Israel (IDF) Herzi Halevi ngày 21/1 thông báo sẽ từ chức vào ngày 6/3. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký khoảng 200 sắc lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ và tuyên bố vào ngày đầu tiên nhậm chức, hủy bỏ nhiều lệnh của chính quyền Biden và thực hiện các chính sách "Nước Mỹ trên hết".

Hội chợ Art Shanty là một sự kiện nghệ thuật độc đáo được tổ chức hàng năm tại hồ nước đóng băng ở bang Minnesota, nước Mỹ, kéo dài trong khoảng bốn tuần mùa đông.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chiều 21/1 đã tham dự phiên điều trần của Tòa án Hiến pháp, đánh dấu một "thời khắc lịch sử" khi đây là lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc trực tiếp có mặt tại phiên tòa luận tội mình.

Một công nghệ mới từ Hungary đã cho phép điều khiển tới 5.000 máy bay không người lái cùng một lúc, theo tuyến đường riêng lẻ mà không có bất kỳ va chạm nào.