Ấn định ngày xét xử hai cựu Bộ trưởng trong vụ Việt Á
Hội đồng xét xử vụ án gồm hai thẩm phán, ba hội thẩm nhân dân và do Thẩm phán Trần Nam Hà (Phó Chánh Tòa Hình sự, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội) làm chủ tọa. Thư ký phiên tòa là hai cán bộ tòa án và các thư ký dự khuyết.
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử là 9 người, bao gồm cả các kiểm sát viên dự khuyết. Hiện, có tổng số hơn 70 luật sư tham gia phiên tòa. Trong đó, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có bốn luật sư bào chữa; cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ có một luật sư bào chữa.
Trước đó, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Trong vụ án này, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị đưa ra xét xử về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á) bị truy tố hai tội danh là “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) bị truy tố cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
34 bị cáo tiếp theo lần lượt bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Theo cáo trạng, khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test xét nghiệm, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) để Việt Á được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tham gia, phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.
Sau đó, Phan Quốc Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) can thiệp, tác động, chỉ đạo để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test xét nghiệm COVID-19.
Khi Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ Y tế, Phan Quốc Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng một kit test không có căn cứ.
Theo hồ sơ vụ án, trong quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của bị can Long) 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế) 100.000 USD.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt còn đưa hối lộ cho bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh 200.000 USD.
Công an quận Thanh Xuân đang xác minh đơn tố giác Triệu Quang Đức (SN 1988; HKTT phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, đánh cắp thông tin cá nhân của những người sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo Chat GPT.
Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho các hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng này đã cố tình không kê khai, nộp thuế, che giấu doanh thu, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Đã đến lúc các hành vi trốn thuế này cần bị xử lý nghiêm.
Đối tượng Nguyễn Hồng Nhung khai nhận đi lên phố cổ quận Hoàn Kiếm chụp ảnh thì thấy một đoàn xe đi qua liền đuổi theo xem có ai quen không? Thấy cả đám hô chạy thì Nhung cũng chạy theo vì không đội mũ bảo hiểm và đã gây ra tai nạn cho chị N.N.Q.
Tình huống được camera hành trình ghi lại vào tối ngày 2/11 trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Chiếc xe máy đi ngược chiều phóng nhanh ở làn đường cho phép ô tô đi với tốc độ tối đa 120km/h.
Cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông và Quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Út (SN 1990, trú tại xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội; có 1 tiền án về tội Đánh bạc) để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
0