Áp thuế tối thiểu toàn cầu, giữ chân NĐT ngoại thế nào?

Từ ngày 1/1/2024, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng mức thuế suất 15% đối với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu euro trở lên. Ngoài mặt tích cực như tăng thu ngân sách thì Việt Nam có thể đối mặt với việc kém hấp dẫn các nhà đầu tư FDI. Do vậy, cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mới để tiếp tục hấp dẫn dòng vốn ngoại.

Khi áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm sau, mức ưu đãi doanh nghiệp này nhận được sẽ thấp hơn 5% so với cam kết trước đó. Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ để tiếp tục đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Yoichi Igarashi, Phó TGĐ Công ty TNHH Denso Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đề xuất bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ của khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và nhà nước, nhiều doanh nghiệp có thể thụ hưởng từ chính sách hỗ trợ này đồng thời vẫn phù hợp với việc chọn lọc đối tượng theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)”.

 Năm 2024 áp thuế tối thiểu toàn cầu, giữ chân NĐT ngoại thế nào?

Dự kiến có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Việc áp thuế này sẽ giúp Việt Nam tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, khoảng 14.600 tỷ đồng và hạn chế chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh bài toán thu được bao nhiêu tiền thì cần đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp để dòng vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh hơn nữa vào Việt Nam

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là xu hướng tất yếu của Việt Nam trong lộ trình hội nhập quốc tế. Trước mắt việc thực thi loại thuế này có thể ảnh hưởng tới thu hút FDI tại Việt Nam, song về lâu dài, điều này sẽ tác động tích cực tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam, góp phần quan trọng giữ chân và thu hút các nhà đầu tư lớn, cùng dòng vốn chất lượng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng đô la Mỹ mạnh hơn trong năm nay đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái và nền kinh tế của nhiều nước châu Á. Trong đó, đáng chú ý, đồng won Hàn Quốc đã mất giá hơn 7% so với đồng đô la Mỹ trong năm nay, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Giúp sức cho những người nông dân bắt kịp xu hướng thương mại điện tử, huyện Ba Vì đang tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất và thương mại, trong đó chú trọng đến việc đào tạo người dân livestreams bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Tuần qua, khối ngoại đã có một tuần giao dịch khá sôi nổi với hoạt động bán là chủ đạo. Khối ngoại bán ròng 3.303 tỷ đồng trong tuần qua, áp lực bán xuất hiện mạnh trong ba phiên giao dịch cuối tuần.

Chốt phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.360 USD/ounce, tăng mạnh tới 59 USD so với chốt phiên tuần trước. Như vậy, sau hai tuần liên tiếp đi xuống, giá vàng thế giới đã quay trở lại đường đua tăng giá. Tại Việt Nam, giá vàng tiếp tục tăng.

Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với thị trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, báo cáo kết quả với Thủ tướng trong tháng 5 - đây là chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Quý 2, áp lực trên thị trường gia tăng khi lượng trái phiếu đến hạn tăng mạnh. Thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ.