Bánh chưng đong đầy yêu thương cho trẻ em vùng cao
Những đôi tay thoăn thoắt cắt từng chiếc lá vào khuôn, đổ gạo, đậu, thịt… rồi nén chặt những "yêu thương" thành chiếc bánh hoàn chỉnh. Các bạn trẻ và khách mời ở đây đã cùng nhau tham gia gói hàng nghìn chiếc bánh chưng truyền thống, gửi tới các em nhỏ vùng cao. Đây là hoạt động mở đầu trong chương trình "Xuân đoàn kết - Tết yêu thương năm 2024" với tên gọi lễ hội "Gói bánh chưng, gói trọn yêu thương"
Á Hậu Lê Nguyễn Ngọc Hằng chia sẻ: "Xuân đoàn kết - Tết yêu thương là một chuỗi hành trình thiện nguyện rất ý nghĩa nhân dịp Tết đến Xuân về. Bản thân em cũng rất mong muốn mình sẽ góp phần nào đó mang đến món quà về giá trị tinh thần gửi đến tất cả các bạn nhỏ".
Em Nguyễn Bảo Nhi - Học sinh trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội: "Con rất vui vì bánh chưng sẽ được gửi cho các bạn vùng cao để các bạn đón Tết vui vẻ".
Đây là năm thứ 9 liên tiếp, chương trình "Xuân gắn kết - Tết yêu thương" được diễn ra. Chương trình là hoạt động thiết thực có ý nghĩa nhân văn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, một trong những truyền thống quý báu tốt đẹp của dân tộc, biết sẻ chia yêu thương tới các em nhỏ vùng miền núi biên cương và vùng cao phía Bắc.
Ông Cao Đức Phát - Chủ tịch Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai: "Đây là một chương trình rất ý nghĩa. Những ngày Tết đang sắp đến, trong hoàn cảnh nhiều khó khăn mà có những người đến với tình yêu thương chia sẻ, điều đó rất quý đối với những người ở vùng cao, nhất là các em nhỏ".
Bạn Phùng Khánh Huy - CLB Tình nguyện trường Đại học Anh quốc Việt Nam: "Chúng mình sẽ mang lên vùng cao 6.000 quyển vở, 2.000 chiếc bánh chưng, 100 hộp quà An, 500 thùng bánh, 500 thùng gạo và hiện vật như chăn ấm, áo phao. Chúng mình mong rằng những cái hiện vật, mặc dù có thể hơi nhỏ nhưng sẽ mang lại những điều to lớn về mặt tình cảm, để các em có thể đón một cái tết ấm no và hạnh phúc".
Tết là sum vầy, Tết cũng là để sẻ chia. Ngoài 2.000 chiếc bánh chưng do các tình nguyện viên cùng nhau gói, trong 2 ngày 27, 28/1, đoàn tình nguyện còn tổ chức bữa cơm đoàn viên Tết sớm tới 500 em học sinh vùng cao của huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn; trao tặng 2.000 phần quà tết với những chiếc bánh chưng xanh, áo khoác, bánh kẹo, lương thực thực phẩm tới các em thiếu nhi và các gia đình chính sách người có công, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình… nhằm giúp các em cảm nhận vị tết yêu thương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0