Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cây lê

Các nhà khoa học Bỉ đã thí điểm trồng lê trong môi trường giả lập khí hậu tương lai năm 2040 để nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với các giống lê của châu Âu.

Tại tỉnh Limburg của Bỉ, trung tâm trồng lê của đất nước này, có một vườn cây ăn quả đặc biệt gồm 12 mái vòm trong suốt. Bên trong mái vòm, các nhà nghiên cứu đang trồng lê trong một môi trường được kiểm soát nhằm mô phỏng tác động của biến đổi khí hậu đến châu Âu đến năm 2040. Mục đích của họ là xem sự nóng lên toàn cầu tác động gì đến những người trồng cây ăn quả ở châu Âu.

Thí nghiệm kéo dài ba năm với ba vụ thu hoạch. Vụ thu hoạch đầu tiên vào năm 2023 cho thấy lê Bỉ có thể tránh được một số tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, điều mà các nhà khoa học dự đoán sẽ làm giảm năng suất cây trồng và tăng chi phí tưới tiêu do hạn hán.

Trong khu thí nghiệm này, các nhà khoa học đã đẩy nhiệt độ môi trường lên cao hơn để nghiên cứu vụ thu hoạch với điều kiện khí hậu mô phỏng của năm 2040. Các nhà khoa học kiểm tra kích thước, độ cứng và hàm lượng đường của quả, so sánh chúng với những quả lê được trồng trong mái vòm mô phỏng khí hậu ngày nay.

Lê được trồng trong vườn thí nghiệm.

Và những phân tích cho thấy trong tương lai, với sự thay đổi của thời tiết, quả lê mềm hơn khiến thời gian bảo quản chúng ngắn đi. Như vậy, lượng lê cung cấp ra thị trường cũng sẽ giảm đi.

Lũ lụt, mưa đá và hạn hán đã ảnh hưởng đến những người trồng lê ở châu Âu trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu bắt đầu để lại dấu vết trên mô hình trồng trọt. Theo Hiệp hội Táo và Lê Thế giới, sản lượng lê của Bỉ dự kiến sẽ giảm 27% trong năm nay, do các yếu tố bao gồm nở hoa sớm bất thường và sương giá muộn bất thường.

Năm 2023, Vương quốc Bỉ đã vượt qua Italia, trở thành nước có sản lượng lê đứng đầu châu Âu. Tuy nhiên, thời tiết bất thường đang đe doạ nghiêm trọng tới sản lượng lê của nước này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.

Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.

Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.