Bộ trưởng GD&ĐT lý giải việc sách giáo khoa cao gấp 2-3 lần
Sáng 25/5, thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong những ngày gần đây, dư luận xã hội có nói nhiều đến việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần.
"Việc này, hôm nay tôi không phải thanh minh hay giải thích thay cho doanh nghiệp, nhưng cung cấp thông tin để các đại biểu biết thêm", ông Sơn nói tại đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, khi so sánh giá sách giáo khoa thì phải so sánh với sách tương đồng. Tức là các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau, như sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10. Một hệ thống biên soạn mới, xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách.
"Các loại sách này biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Còn các quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành sách là các doanh nghiệp hoàn toàn tự đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính", ông Sơn nói và cho biết, năm nay bộ này chỉ đạo rất "ráo riết" để sách giáo khoa giảm được từ 10-15% so với năm ngoái, trong khi giá vật liệu, nhiên liệu tăng.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, bộ sách giáo khoa thuộc chương trình năm 2016 có giá thành dao động từ 50.000 đồng đến hơn 100.000 đồng, còn giá bộ sách mới dao động từ 200.000-300.000 đồng tùy từng loại.
Bộ trưởng cho rằng, nếu như so với sách của hệ thống cũ thì thấy khác nhau. Nhưng nếu so với sách của chương trình mới thì nó đồng đẳng, hợp lý hơn.
“Nếu như so với các bộ sách mà nhà nước tổ chức trước đây mà chúng ta nói nó tăng thì sự so sánh đấy không tương đồng”, Bộ trưởng nêu ý kiến.
Bộ trưởng cũng cho hay, với NXB Giáo dục thì Bộ đã chỉ đạo mỗi bản sách có dành 25.000 bản để phát cho học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, con số này vẫn là ít. Do vậy, cần có các biện pháp khác.
Bên cạnh đó, ngay khi sách chưa phát hành thì đã yêu cầu NXB cung cấp file PDF lên các trang của NXB để học sinh có thể lấy các file xuống một cách thuận tiện. Bộ cũng đang triển khai các giải pháp để đưa giá sách ở mức hợp lý nhất nhằm thuận tiện cho người học.
Về thông tin trên mạng nói rằng sách giáo khoa không dùng lại, Bộ trưởng khẳng định “các sách theo bộ mới biên soạn là hoàn toàn dùng lại được chứ không phải là sách dùng một lần”.
Ông cho hay chương trình thay sách làm theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm làm một vài cấp học nên mất nhiều năm mới thay xong. Cụ thể giai đoạn này thay lớp 1, 2, 3, 7, 10, còn năm tới là lớp 4, 8, 11. Như vậy, năm nào cũng có nhiệm vụ thay sách thì đương nhiên sách cũ sẽ không dùng được cho năm mới.
“Nhưng những sách biên soạn mới là những sách hoàn toàn có thể dùng lại được và Bộ cũng đã chỉ đạo các trường tăng cường mua sách đưa vào các thư viện để học sinh có thể dùng nhiều lần”, ông Sơn nói.
Hà Nội đã công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp mầm non, lớp 1, lớp 6 các trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2025-2026 của 30 quận, huyện, thị xã.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 37 thí sinh vào các đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Tin học.
Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình giao lưu “Cùng chơi với bé - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ” với sự tham gia của tác giả Yuichi Kimura nổi tiếng.
Bỏ xét tuyển sớm, không chia chỉ tiêu theo phương thức, thêm hàng loạt tổ hợp hay thêm các kỳ thi riêng là những thay đổi trong kỳ tuyển sinh đại học 2025.
Cả nước hiện có hơn 10 cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Đây là xu hướng được cả các thí sinh và các đại học nắm bắt cơ hội.
Hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, do Đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM tổ chức tại 25 tỉnh, thành phố, vào ngày 30/3. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại.
0