Dạy học sinh làm chủ AI
Nếu hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thì với lĩnh vực giáo dục phổ thông, bây giờ là bối cảnh thuận lợi để đưa AI vào giảng dạy.
Phạm Ngọc An, học sinh lớp 6 Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu, là tấm gương đạt huy chương vàng, top 7 toàn cầu khối 6 bảng đấu lập trình cuộc thi Olympic Steam quốc tế 2025. Ngọc An yêu thích công nghệ và rất hứng thú khi được trải nghiệm các ứng dụng AI và chip bán dẫn tại ngày hội STEM của trường em tổ chức. Phạm Ngọc An chia sẻ: “Em ấn tượng với hoạt động Robotics nhất, vì hoạt động này có thể áp dụng vào đời thật và giúp ích cho con người".
Bên cạnh đó, ngày hội STEM còn định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong lĩnh vực chip bán dẫn. Học sinh Trần Khánh An, Lớp 11AS2, Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu, cho hay: “Ngày hội đã tiếp thêm ước mơ của em được theo đuổi những ngành học về công nghệ thông tin. Em rất hứng thú với buổi nói chuyện về chip bán dẫn, em nghĩ nó khá là hay".
Trường Nguyễn Siêu cho biết sẽ đưa nội dung về bán dẫn vào chương trình hướng nghiệp cho học sinh THPT, tích hợp vào môn Khoa học tự nhiên ở bậc THCS trong hai năm tới.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu, cho biết: “Chúng tôi đang dạy học sinh làm chủ AI, vì vậy vai trò của giáo viên trong kỷ nguyên số rất quan trọng. Nếu các thầy cô không được đào tạo và tập huấn thì chính thầy cô sẽ không làm chủ được công cụ mới này, từ đó dẫn đến định hướng sai, dẫn học sinh lạc lối".
TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng: “Tiếp tục đổi mới căn bản theo Nghị quyết 29, kết hợp tiếng anh với khoa học, toán, công nghệ, máy tính, chúng ta sẽ có lực lượng lao động chất lượng cao ngành bán dẫn hay ngành trí tuệ nhân tạo".
Hiện nay, Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo được giao nhiệm vụ tham mưu ngay để việc đưa AI vào giáo dục phổ thông nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Trước mắt có thể đưa vào môn Tin học, Công nghệ hoặc một môn độc lập.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0