Đại học 'lệch chuẩn' phải giải thể trước trước 2030
Đây là nội dung theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy hoạch, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong khối các trường có quy mô đào tạo lĩnh vực trọng điểm về công nghệ thông tin; đến năm 2045 thành trường kỹ thuật công nghệ hàng đầu Châu Á. Để đạt được mục tiêu này, trường đề ra các giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển cơ sở vật chất.
GS.TS Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết: "Trường cố gắng xây dựng hệ thống quản trị đại học số, rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong quá trình đầu tư, xây dựng, hoàn thiện khu vực trên Hòa Lạc. Đó là cơ sở để các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục phát triển".
Sau hơn hai năm chuyển trụ sở tới Hòa Lạc, khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội - khu đô thị đại học lớn nhất Việt Nam - đã có quy mô đào tạo khoảng 6.000 sinh viên học tập trung. Di dời đại học ra nội đô thành công đã và đang dần giải quyết bài toán phát triển cơ sở vật chất cho các trường, trong đó có vấn đề diện tích đất/sinh viên tối thiểu 25m2 - thách thức đối với nhiều trường đại học ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM do quỹ đất hạn hẹp.
Đối với Trường Đại học Mở Hà Nội, nhà trường cho biết đang tìm kiếm các nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trường Đại học Mở Hà Nội tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang. Trong quá trình chuẩn bị cho di dời, trường cũng nhận được sự quan tâm của Bộ Giáo dục Đào tạo và thành phố Hà Nội. Trong đó, Hà Nội đã có chủ trương bố trí quỹ đất cho một số trường đại học trong đó có 23,57 ha cho Trường Đại học Mở Hà Nội tại huyện Chương Mỹ.
Trước khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới phát triển cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã tính toán, làm việc kỹ với các bên liên quan để đảm bảo tính khả thi của quy hoạch. Lãnh đạo chính quyền các thành phố lớn đều cam kết dành quỹ đất cho trường đại học trên địa bàn mình đạt chuẩn.
Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết thêm: "Nếu chúng ta xem lại quy hoạch Hà Nội, sẽ thấy diện tích dành cho giáo dục và giáo dục đại học còn lớn hơn cả quy hoạch đề ra. Quy hoạch đề ra là tối thiểu nhưng Hà Nội đã bố trí nhiều hơn. Ngoài ra còn bố trí ở Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Quy hoạch đề ra ở cả khu vực xung quanh chứ không chỉ tập trung ở Hà Nội. TP. HCM cũng vậy, còn quy hoạch ra cả Bình Dương, Đồng Nai".
Theo quy hoạch, Hà Nội cần có gần 1.200 ha đất để phục vụ đào tạo, nghiên cứu cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; TP. HCM cần có gần 1.100 ha. Đây là hai thành phố phải chuẩn bị quỹ đất cho mạng lưới cơ sở giáo dục đại học lớn nhất cả nước, chiếm trên 62% tổng quỹ đất cho cơ sở giáo dục đại học được quy hoạch đến năm 2030, trong đó toàn bộ trường đại học phải đạt chuẩn


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0