Các bị cáo Vạn Thịnh Phát đã nộp lại hàng trăm tỷ
Trong số các bị cáo tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả có chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan là tỷ phú Hồng Kong Chu Lập Cơ và cháu gái xem bị cáo Lan như mẹ là bị cáo Trương Huệ Vân (là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư quảng trường thời đại Times Square) bị cáo buộc trong các năm 2012 và 2017, theo yêu cầu của vợ là Trương Mỹ Lan đã ký khống nhiều biên bản đại hội cổ đông, HĐQT để thế chấp tài sản của Công ty Times Square, bảo lãnh cho 73 khoản vay tại ngân hàng SCB. Hiện bị cáo này đã nộp tiền khắc phục hậu quả 1 tỷ đồng.
Còn bị cáo Trương Huệ Vân được xác định thực hiện yêu cầu của bà Trương Mỹ Lan, qua đó chỉ đạo cấp dưới thành lập 52 pháp nhân mới và phối hợp với nhân viên SCB để lập hồ sơ vay vốn.
Song song đó, bị cáo Vân còn chỉ đạo nhân viên tại 4 công ty phối hợp với SCB lập hồ sơ vay vốn để sử dụng vào hoạt động kinh doanh, nhưng do hoạt động kinh doanh của các công ty thua lỗ nên bị cáo Vân sử dụng tiền từ các khoản vay khác của các pháp nhân, cá nhân khác tại SCB để trả nợ. Hiện bị cáo này cũng đã khắc phục với số tiền hơn 1 tỷ đồng cùng 3.000 USD.
Nộp cổ phiếu để khắc phục hậu quả
Đáng chú trong nhóm các bị cáo là đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan, có bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) bị cáo buộc giúp cho bị cáo Lan rút hàng trăm nghìn tỷ đồng trái luật khỏi SCB.
Bị cáo làm việc tại SCB từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2022, với các chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tái thẩm định; Phó Tổng Giám đốc Thường trực phụ trách quản lý khối doanh nghiệp và quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB (từ tháng 5/2021 đến tháng 8/2022).

Trong khoảng thời gian nói trên bị cáo Hoàng được trả lương 130-500 triệu đồng mỗi tháng. Vào các dịp lễ, Tết, Hoàng còn được bà Lan thưởng nhiều lần, tổng cộng 5 tỷ đồng. Quá trình điều tra vụ án, bị cáo Hoàng xin được nộp lại 9,85 triệu cổ phiếu SCB để khắc phục hậu quả.
Tương tự bị cáo Hoàng còn có bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (nguyên là Phó Tổng giám đốc SCB) cũng xin nộp khắc phục 300.000 cổ phiếu SCB.
Trong khi đó, bị cáo Dương Tấn Trước (41 tuổi, là cựu Tổng giám đốc Công ty Tường Việt) được xác định giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 4.700 tỷ đồng. Bị cáo này đã khắc phục hậu quả, trả SCB hơn 813 tỷ đồng sau khi vụ án được khởi tố; đồng thời bị cáo này xin nộp lại toàn bộ số tiền 2.200 tỷ đồng đã nhận của Trương Mỹ Lan.
Riêng đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí (là Chủ tịch Công ty Capella) bị xét xử về cáo buộc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là 1.000 tỷ đồng của bị cáo Trương Mỹ Lan. Đến nay, bị cáo Nguyễn Cao Trí đã khắc phục hơn 657,5 tỷ đồng và 3,3 triệu USD (tương đương hơn 81 tỷ đồng).
Xin nộp lại cả trăm tỷ đồng nhận hối lộ
Đối với nhóm bị cáo thuộc đoàn thanh tra ngân hàng SCB, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) cũng được dư luận đặc biệt chú ý.
Bị cáo Nhàn đã 4 lần nhận quà, tiền bồi dưỡng từ bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB). Bà Nhàn đã nhận tổng số tiền lên đến hơn 5,2 triệu đô la, tương đương 118 tỷ đồng nhằm che giấu tình trạng đặc biệt yếu kém về tài chính và những sai phạm tại SCB.

Đến thời điểm hiện tại, bị cáo Nhàn đã tự nguyện nộp 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Ngoài bị cáo Nhàn còn có bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước) là người ra quyết định thanh tra, chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát nội dung hoạt động thanh tra của đoàn thanh tra tại SCB.
Bị cáo Hưng khai nhận nhận nhiều lần nhận tiền của SCB trong các ngày lễ Tết. Tổng số tiền là 390.000 USD. Đến thời điểm hiện tại, bị cáo này đã nộp toàn bộ 390.000 USD để khắc phục hậu quả vụ án.
Ngoài những bị cáo nói trên, nhiều bị cáo còn lạicũng đã nộp số tiền từ hàng chục triệu đến hàng tỉđồng khắc phục hậu quả của vụ án.
Một người đàn ông đã rơi xuống và mắc lại công trình phụ ngang tầng hai, sau khi đu bám ngoài lan can tầng 5 tòa nhà khu Linh Đàm, Hà Nội.
Đội CSGT đường bộ số 6 – Phòng CSGT Hà Nội đã phát hiện xử lý gần 40 thanh thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước thời gian qua đã bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như game bài, cờ bạc…
Đồn Biên phòng Tân Thanh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn chiều 27/3 cho biết đã bắt giữ ba đối tượng người nước ngoài đang có hành vi nhập cảnh phép vào Việt Nam.
Hình thức mại dâm qua các trang web đen, các hội nhóm kín trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber, Telegram... đang diễn ra ngày càng nhức nhối và phức tạp cả về quy mô, tính chất và phương thức hoạt động tinh vi, kín đáo.
Cơ quan công an tỉnh Thái Bình cho biết đã bắt giữ đối tượng không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông và lao xe vào tổ công tác khiến một cán bộ bị thương.
0