Các nước hợp pháp hóa cần sa, hệ luỵ với Việt Nam
Làm nghề nhân viên pha chế đã được bốn năm, thế nhưng thay vì tìm cách phát triển sự nghiệp, Nguyễn Mạnh Hà lại để bản thân mình trượt dài khi dính vào cần sa.
Nguyễn Mạnh Hà (xã An Mai, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) chia sẻ: “Trong môi trường pha chế đó bọn em tiếp xúc với rất là nhiều người. Mỗi lần em làm thì khách sẽ dụ dỗ theo kiểu chị đang vui, em có thể hút với chị một hai hơi cho vui cùng xong rồi chị bo thêm cho. Nó sẽ khá là vui vì mình có tiền ngay lúc ấy thì mình sẽ không suy nghĩ gì cả. Tất cả cũng chỉ vì tiền thôi. Một đồng tiền thưởng bằng mười đồng tiền công”.
Thấy tiền kiếm được quá dễ dàng nên từ việc hút cần sa để chiều khách, Hà đã chuyển sang buôn bán loại chất gây nghiện này để kiếm lời.
Đối với một vài trường hợp khác, cần sa được sử dụng như một phương thức để giao lưu, gặp gỡ bạn bè. Nhiều bạn trẻ do thiếu hiểu biết về pháp luật nên không nhận thức được rằng chỉ với một điếu cần sa, họ đã trở thành tội phạm về ma túy.
Tội phạm về ma túy cần sa không chỉ hoạt động đơn lẻ mà cấu kết thành băng nhóm, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, hoạt động có tổ chức.
Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá đường dây mua bán cần sa qua mạng xã hội, bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ gần 700 kg cần sa cùng nhiều tang vật liên quan. Đối tượng cầm đầu điều hành các cấp dưới qua ứng dụng Telegram, Zalo, Facebook để trao đổi việc mua bán, vận chuyển trái phép cần sa.
Để tránh bị phát hiện, các đối tượng đóng cần sa trong các túi hút chân không, hàn kín để không phát sinh mùi, đặt trà trộn vào các kiện hàng, đóng hộp dưới vỏ bọc là chè khô.
Đại tá Trần Quyết Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát ma tuý, Công an thành phố Hà Nội, cho hay: “Với những phương thức, thủ đoạn thành lập những công ty, cũng như là qua các công ty vận chuyển, chuyển phát quốc tế, thành lập các công ty con có địa chỉ tại nước ngoài, vận chuyển trái phép chất ma túy về Việt Nam qua nhiều chặng, nhiều khâu.
Các địa chỉ mà các đối tượng cầm đầu chỉ đạo, mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy về Việt Nam, địa chỉ người nhận và người mua không rõ ràng, cụ thể và thường là các thông tin sai”.
Việc một số quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa cần sa đang gây ra những thách thức lớn cho lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Công an thành phố Hà Nội áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ cao để nhận diện các đối tượng cùng thủ đoạn, hành vi, kịp thời phát hiện và triệt phá thành công các đường dây vận chuyển cần sa từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
0