Cây khế sau hè
Nơi đó có một nếp nhà bình dị với niêu cơm nếp, chén mắm cà, vài con cá đồng kho mặn, nồi canh cá kình với khế chua….Tất cả luôn theo cô trong suốt những tháng năm lưu lạc trên đường đời.
Sau hè nhà nội tôi có trồng một cây khế. Những ngày thơ bé, mỗi lần có dịp về thăm bà, tôi không để ý đến loại cây này lắm. Tôi chỉ mải trèo cây vú sữa trước sân hay quanh quẩn bên gốc mãng cầu đầu ngõ, bởi đơn giản vú sữa và mãng cầu đều ngon hơn khế, ít nhất là trong suy nghĩ của một đứa hảo ngọt như tôi.
Dưới mắt tôi, cây khế chỉ để thỉnh thoảng nội sai tôi hái vài quả bỏ vào nồi canh chua cá kình, hoặc cho các chị con bác tôi cắt lát chấm muối ớt, vừa ăn vừa hít hà để thỏa mãn sở thích của một thời thiếu nữ.
Nhiều lúc bắt gặp các chị ngồi đông vui bên rổ khế, tôi cũng chen vào giả vờ nhấm nháp mấy lát khế cho ra vẻ, chủ yếu là để nghe xem mấy chị nói gì, nhưng ngồi một hồi thấy toàn chuyện vớ vẩn, tôi lại bỏ ra sân làm bạn với cây vú sữa.
Tôi có ngó ngàng đến cây khế một chút dạo bà kể chuyện cổ tích "Cây khế". Chuyện này thì chắc ai hồi còn bé cũng đều được nghe.
Tôi thích lắm, hóa ra trái khế lại có giá như vậy. Kể từ hôm đó, tôi hay ra sau hè đứng chờ chực dưới gốc khế, chờ chim thần bay đến để đòi vàng. Tôi đã thề là nếu nó đến thật, tôi chỉ may túi đúng ba gang thôi. Nhưng trẻ con ham chơi, nhòm ngó cây khế dăm ba ngày chẳng thấy chim chóc gì kéo đến, tôi đâm chán, vụt chạy theo chân tụi bạn trong xóm ra trảng cát chơi thả diều. Niềm hy vọng ngây ngô cũng từ đó nhạt nhòa theo năm tháng.
Tôi lại về nội, chỉ có điều là về sau nhiều năm lưu lạc chứ không đơn giản là về sau một niên học dài chín tháng như những năm còn bé.
Nội đã già nhưng còn minh mẫn, hôm tôi về bà vẫn nhận ra tôi. Các chị con bác tôi đều trưởng thành, có chị đi lập nghiệp phương xa, có chị đã tay bồng tay bế. Mấy đứa cháu tôi còn nhỏ, cũng như tôi mười năm trước, chỉ mải mê với những món đồ ngọt.
Tôi hỏi: "Sao con không thích ăn khế?", một đứa nhe răng cười bảo: “Khế chua lắc, con thèm vú sữa hơn!”.
Rồi nhanh như con sóc, nó phóng lên cây vú sữa, ngồi vắt vẻo trên chạc ba, thò đầu xuống hỏi: "Dì ăn không, con hái cho?".
Tôi lắc đầu cười, bây giờ tôi đã lớn, chẳng còn thích thú gì với những thức quà con trẻ. Có chăng tôi tìm đến chúng cũng chỉ để ngắm, để nhìn và để hồi tưởng lại một tuổi thơ đã vĩnh viễn đi qua.
Tôi ra đứng cạnh giếng nước sau nhà, bồi hồi nghe tuổi thơ gọi tên. Qua bao năm xa cách, cây khế vẫn nhận ra tôi. Nó vui vẻ vẫy những chiếc lá xanh và những bông hoa tím thay cho lời chào hỏi, làm tôi vui lòng bằng cách tặng lứa trái chín đầu mùa vào đúng hôm tôi trở lại.
So với khu vườn trong ký ức, khu vườn nhà nội bây giờ trông hẹp và rậm rạp hơn. Mấy cây điều mọc cạnh hàng rào chắc đã bị đốn hạ hoặc bật gốc khi mùa bão về, cả ruộng hoa cúc tím nội hay hái ra chợ bán mỗi ngày rằm giờ chỉ còn là mảnh đất hoang mọc đầy cỏ dại. Chỉ có cây khế vẫn còn, tôi không hiểu sao nó trụ vững được sau nhiều đợt bão mạnh để bây giờ dang tay đón tôi về, nhưng tôi biết nó đã bị bỏ quên trong những năm tôi đi xa.
Không người thăm hỏi, cây khế buồn bã buông những trái chín vàng xuống nền cát trắng. Tôi cứ đứng bất động như vậy thật lâu, bần thần nhìn lên tán lá xanh, nghe trái tim xao xuyến. Tôi chỉ trở vào nhà khi hương thơm của một loài hoa đêm không tên nào đó nấp trong hàng rào chè tàu phảng phất trong hơi gió, khi tiếng đũa bát lanh canh vang lên và tiếng bà trầm khàn gọi tôi vào nhà dùng bữa cơm chiều.
Đó là một bữa cơm bình dị như bao bữa cơm quê nhà trước đây, cũng niêu cơm nếp, chén mắm cà, vài con cá đồng kho mặn. Nhưng có lẽ để thết đãi đứa cháu xa quê là tôi, bà còn nấu thêm nồi canh cá kình với khế chua ngoài vườn.
Nhìn mâm cơm nóng hôi hổi, lòng tôi ngổn ngang bao tình cảm bồi hồi. Hẳn là sáng nay bà phải dậy thật sớm, băng qua trảng cát trắng mênh mông, đến khu chợ bên kia thôn để chọn mua loại cá khi xưa cháu bà ưa thích nhất. Tất nhiên bây giờ tôi vẫn thích món cá này và tất nhiên tôi chén sạch nồi canh chua bà nấu.
Tôi không ở lại nhà nội được lâu, sáng sớm hôm sau phải từ biệt bà để tiếp tục những ngày viễn xứ. Trước lúc rời đi, tôi có nhắc các cháu nhớ chăm sóc khu vườn và cây khế, tôi chỉ dặn thế thôi chứ không nói rõ lý do muốn chúng thay mình thực hiện niềm ao ước ngày xưa đã lơ đãng bỏ quên, đó là khát khao cháy bỏng được thấy chim thần đậu trên cành khế.
Biết đâu vào một ngày đẹp trời nào đó nó sẽ sà xuống vườn nhà, vẫy chiếc đuôi dài tuyệt đẹp và nghển cổ hót vang: "Ăn một quả khế. Trả một cục vàng. May túi ba gang. Mang đi mà đựng".
Giữa bao món chè hiện đại, những món chè truyền thống như chè đậu đen, đậu đỏ, chè sắn nóng, bánh trôi tàu... vẫn có sức hấp dẫn riêng với nhiều người Hà Nội mỗi khi đông về.
Với 4 vòng thi bổ ích và sôi động, 'Chân trời kiến thức' là gameshow truyền hình thú vị, điểm hẹn hấp dẫn dành riêng cho học sinh THPT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Chương trình hôm nay là những phần thi nhiều bất ngờ giữa ba đội trường Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, Phan Huy Chú.
Bà Nga là người khó tính và hay soi mói. Biết mình không được lòng mọi người, bà thường xuyên gây khó dễ với cặp vợ chồng Bích và Quân sống kế bên. Tuy nhiên, trong một lần hoạn nạn, khi bà gặp khó khăn, chính Bích và Quân là người đã ra tay cứu giúp. Hành động này khiến bà Nga vô cùng xấu hổ và nhận ra sự sai lầm trong cách cư xử của mình
Giáng sinh đã về đến phố phường Hà Nội; Chuyển biến cảnh quan đô thị ở quận Long Biên; Nhiều đoạn đường ven sông Tô Lịch nhếch nhác... là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.
Chương trình nghệ thuật Dòng thời gian số 10 với chủ đề “Bản tình ca người lính” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức như một lời tri ân gửi tới những người lính Bộ đội Cụ Hồ nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong 90 phút của chương trình Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng, Bản tình ca người lính sẽ đưa khán giả đến với nhiều tác phẩm âm nhạc, cùng những câu chuyện rất hay được thể hiện xuyên suốt qua 15 tác phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng như: Bài ca không quên, Sông Lô chiều cuối năm, Chút thư tình người lính biển, Ngày mai anh lên đường,...Khán giả sẽ được các nghệ sĩ Ngô Đức, Dương Đức, Nam Tước, Bích Ngọc... dẫn dắt qua nhiều cung bậc cảm xúc, với những giai điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và đậm chất trữ tình.
Đầu máy kéo - đẩy, niềm tự hào của đường sắt Việt Nam; Tàu lớn nhất thế giới đẩy bằng năng lượng gió; Những mẫu xe hybrid nổi bật ra mắt Việt Nam năm 2024... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0