Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,51% tại Hà Nội

Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 7, có 10/11 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước.

Nhóm giao thông tăng 1,38% do bình quân trong tháng giá xăng tăng 3,78% so với tháng trước; giá dầu diezen tăng 4,37%.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,86% do giá dầu hỏa tăng 4,36%; giá điện bình quân trong tháng tăng 2,38%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,36%.

Tại Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 tăng 0,51%.

Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,28% do giá thực phẩm tăng 0,35%; giá lương thực tăng 0,17%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,14%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,28% do từ ngày 1/7/2024 mức lương cơ bản của cán bộ công chức, viên chức tăng nên dịch vụ bảo hiểm y tế cũng tăng theo.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,51% so với tháng trước, tăng 1,23% so với tháng 12/2023 và tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 5,36% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/9, VN-Index tăng 5.95 điểm, lên mức 1,264.9 điểm; HNX-Index tăng 0.65 điểm, lên mức 232.95 điểm.

Ngành công nghiệp hiện đang tích cực chuyển đổi xanh để hướng đến phát triển bền vững. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có 4 khu công nghiệp sinh thái.

Sáng 18/9, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện “Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và Tiêu điểm Bình Dương”.

Khi bất động sản đang có xu hướng ấm lại và lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tục tăng, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đặt ra lúc này: Đầu tư gì trong những tháng cuối năm 2024?

Bộ Công Thương vừa thông tin về tình hình cung ứng xăng dầu 7 tháng của năm 2024 và kế hoạch sản xuất, nhập khẩu những tháng cuối năm.

Ngành F&B Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10-12% hằng năm.