Chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn “trăng máu hải ly” ở Việt Nam

Người yêu thiên văn ở Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm hay còn gọi là “Trăng máu hải ly". Hiện tượng thiên văn kì thú này bắt đầu lúc 17h16 ngày mai 8/11 (giờ Hà Nội), đạt cực đại vào lúc 17h59. Nếu bỏ lỡ dịp này thì phải đến 3 năm sau (năm 2025) người yêu thiên văn mới tiếp tục được chứng kiến hiện tượng này lần nữa.

Theo cách gọi của các nước phương Tây, trăng tròn tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly", nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.

Theo Space.com, nguyệt thực toàn phần lần này có thể quan sát được ở Châu Đại Dương, Châu Mỹ, Châu Á và Bắc Âu.

Nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 8h10 GMT và sẽ kết thúc vào khoảng 11h49 GMT khi Mặt trăng một lần nữa xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian nguyệt thực toàn phần xuất hiện ngắn hơn, sẽ kéo dài từ 9h17 GMT đến 10h42 GMT.

Theo định vị của "Time and Date" tại Việt Nam, các tỉnh phía Bắc và một phần miền Trung sẽ quan sát trăng máu ở cấp độ thứ 3, với toàn bộ quá trình là nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ sẽ quan sát ở cấp độ thứ tư, bao gồm một giai đoạn toàn phần và một giai đoạn nguyệt thực một phần.

Định vị tại TP.HCM cho thấy người dân sẽ bắt đầu quan sát trăng máu hải ly ngay điểm cực đại của giai đoạn toàn phần vào lúc 17 giờ 59 phút ngày 8/11 (giờ Việt Nam), giai đoạn nguyệt thực một phần từ 18 giờ 41 phút đến 19 giờ 49 phút và giai đoạn nguyệt thực nửa tối (mặt trăng hơi đen lại vì bóng của Trái Đất) từ 19 giờ 49 phút đến 20 giờ 56 phút.

Trong khi đó người dân ở Hà Nội sẽ quan sát trăng máu hải ly toàn vẹn từ 17 giờ 16 phút tối 8/11, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 59 phút. Mặt trăng sẽ chuyển qua giai đoạn nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối cùng thời điểm mà người quan sát từ TP HCM trông thấy.

Các giai đoạn của nguyệt thực - Ảnh: NPR

Ở thời điểm cực đại, 82% mặt trời có thể bị mặt trăng che khuất. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần gần nhất sau đó sẽ diễn ra ở Úc, Nam Cực và Đông Nam Á vào ngày 20/4 năm sau. Cần lưu ý rằng khi xem các hiện tượng thiên văn như nguyệt thực hay nhật thực, người xem cần chuẩn bị thiết bị bảo vệ mắt chuyên dụng để tránh chịu tác động tiêu cực tới mắt.

Nguyệt thực xảy ra khi trái đất di chuyển vào giữa mặt trăng và mặt trời. Khi đó, trái đất sẽ đổ bóng lên mặt trăng. Bóng của hành tinh xanh có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng mặt trời và khiến mặt trăng tối đi.

Đây sẽ là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nguyệt thực trước đó diễn ra vào ngày 16/5. Năm 2023 cũng sẽ có 2 nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10.

Như vậy chúng ta khá may mắn khi có thể quan sát trăng máu trọn vẹn nhất ngay vào thời điểm hoàng hôn, nơi các yếu tố quang học trong bầu khí quyển tạo nên "ảo ảnh mặt trăng", khiến trăng to và huyền ảo hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.

Sáng 15/5, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tại chương trình, Thành đoàn Hà Nội đã trao tặng “Giải thưởng 15 tháng 5” cho 11 thiếu nhi tiêu biểu.