Cúc họa mi đầu mùa
Hà Nội được nhiều người ví là "thành phố 12 mùa hoa" bởi mỗi khoảng thời gian trong năm đều có một loài hoa đặc trưng, như mùa xuân có hoa đào, hoa ban, mùa hạ có hoa loa kèn, hoa sen. Giai đoạn giao mùa từ thu sang đông là thời điểm cúc họa mi nở. Đi ngắm hoa, chụp ảnh cùng hoa dần trở thành một nét văn hóa trong đời sống tinh thần của người Hà Nội.
Đến hẹn lại lên, mùa này cúc họa mi bắt đầu bung nở, khoe sắc trắng tinh khôi khắp những cánh đồng hoa quanh Hà Nội. Và, những người trồng hoa lại bắt đầu công việc quen thuộc mà họ vẫn làm mỗi khi mùa cúc họa mi đến.
Để có những vườn họa mi nở rộ vào dịp đầu đông, người trồng phải ươm mầm cây từ khoảng tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch thì cũng là lúc hoa nở rộ nhất.

Mùa hoa cúc họa mi chỉ kéo dài trong khoảng 4 tuần, nên vào thời điểm này ngày nào ông Nguyễn Đình Bộ cũng tất bật từ sáng sớm để sắp xếp bố trí tiểu cảnh cho khu vườn.
Đầu tháng 11, những tia nắng cuối thu vẫn còn sót lại trên các khu vườn cúc họa mi, khiến cho bất kỳ ai đến đây cũng muốn được lưu giữ những khoảnh khắc đẹp bên loài hoa đáng yêu này.

Thời điểm thích hợp nhất để chụp ảnh đẹp với cúc họa mi thường vào buổi sáng và chiều muộn, vậy nên khu vườn này luôn nhộn nhịp người lui tới từ sớm.
Đã trải qua nhiều mùa cúc họa mi, nhưng mỗi mùa cúc lại mang đến cho những người phụ nữ này cảm xúc khác nhau.

Tháng 11, khi thời tiết bắt đầu hơi se lạnh, cũng là lúc những xe chở cúc họa mi khoe sắc trên các con đường của Hà Nội..
Vào mùa cúc họa mi, ngày nào chị Trần Thị Thanh Thanh cũng bán được rất nhiều hoa, thường là khách quen từ nhiều mùa hoa trước.

Cúc họa mi - loài hoa được ví là nàng thơ ngày chớm đông, vẫn luôn là loài hoa đặc biệt với người Hà Nội. Không rực rỡ kiêu sa, không tỏa hương ngào ngạt, nhưng loài hoa bé nhỏ mà tinh khôi ấy vẫn luôn được người Hà Nội ngóng đợi mỗi khi heo may nghe gió chuyển mùa, nghe trời se se lạnh đủ vừa nhớ nhau.


Gần đây thôn Đại Tự thuộc xã Kim Chung huyện Hoài Đức, trở nên sạch sẽ và đẹp mắt , bởi có sự quan tâm và gìn giữ cảnh quan môi trường sống, tôn tạo di tích văn hóa gắn với việc xây dựng nếp sống văn hóa của cư dân. Nên nhiều địa điểm công cộng ở đây, như một không gian văn hóa nghệ thuật độc đáo, thuần khiết nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng cho một vùng quê.
Là một trong những con phố cổ của đất Hà Thành, xưa kia không biết phố Hàng Bồ bán gì, nhưng ngày nay, con phố nhỏ này trở thành 'thế giới' của đồ phụ kiện.
Với một đô thị phát triển như Hà Nội, những tòa nhà cao tầng mọc lên đòi hỏi các loại hình dịch vụ đi theo, trong đó có lau kính. Tưởng chừng là một công việc đơn giản, nhưng lau kính cho các tòa nhà cao hàng trăm mét không hề đơn giản. Công việc này không chỉ đòi hỏi sức khỏe, mà còn cần có những kỹ năng đặc biệt và tính kỷ luật, phối hợp rất cao.
Cái tên 'Chợ nhà Xanh' đã quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng của Hà Nội nói chung và khu vực đường Xuân Thủy, Cầu Giấy nói riêng. Chợ này nổi tiếng không phải vì có ẩm thực ngon, hay phong phú thực phẩm, mà đó là khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên.
Với nhiều sở thích khác nhau, các lớp học năng khiếu có đủ mọi môn học, giúp bé không chỉ có một môi trường năng động, lý thú mà còn bộc lộ khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ.
0