Cuộc tấn công của Iran chỉ để răn đe

Cựu thanh tra vũ khí Liên hợp quốc Scott Ritter nói với Sputnik rằng bằng cách tung ra cuộc tấn công chỉ với máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào Israel, Iran đã "tái khẳng định sự răn đe" khi “Israel tin rằng họ có thể tấn công Iran mà không phải chịu hậu quả gì. Điều đó không còn xảy ra nữa”.

Phái đoàn của Iran tại Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng cuộc tấn công trả đũa bằng máy bay không người lái và tên lửa của Tehran nhằm vào Israel đã “kết thúc”. “Hành động quân sự” là phản ứng trước “sự xâm phạm của Israel nhằm vào các cơ sở ngoại giao của chúng tôi ở Damacus”, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc tấn công đã “đánh vào các mục tiêu được chỉ định”.

Cuộc không kích của Iran chỉ gây thiệt hại rất nhỏ.

Iran đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa quy mô lớn nhằm vào Israel trong đêm với sự hỗ trợ của Hezbollah và lực lượng Houthi ở Yemen. Hơn 300 quả đạn đã được bắn vào lãnh thổ Israel từ Iran, trong đó phái đoàn của Iran tại Liên hợp quốc tuyên bố rằng cuộc tấn công trả đũa của họ nhằm vào Israel đã “kết thúc” và cuộc tấn công “đã bắn trúng các mục tiêu được chỉ định”. Quân đội Israel tuyên bố rằng 99% số đạn đã bị đánh chặn.

Cuộc tấn công là lời cảnh báo đối với Mỹ và Israel.

Ông Scott Ritter sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu nói: “Đây là sự răn đe. Điều này có nghĩa là trong tương lai, nếu Israel hoặc Mỹ có kế hoạch thực hiện hành động chống lại Iran, họ phải cân nhắc hậu quả của hành động của mình khi biết rằng Iran có khả năng tiếp cận và vươn tới vào bất kỳ nơi nào, bất kỳ vị trí nào, bất kỳ mục tiêu nào trong khu vực ở Israel hoặc ngoài Israel, và không ai có thể làm gì để ngăn chặn điều đó”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra tuyên bố về cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel sau khi ông nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ông đã lên án cuộc không kích “bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất có thể”. Ông cũng tái khẳng định “cam kết chắc chắn” của Washington trong việc giúp hỗ trợ Israel và nói thêm rằng không có cuộc tấn công nào vào lực lượng hoặc cơ sở của Mỹ vào thứ Bảy, nhưng Mỹ “sẽ luôn cảnh giác trước mọi mối đe dọa”.

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ “không tìm cách leo thang” nhưng sẽ “tiếp tục hỗ trợ” phòng thủ của Israel. Ông nói thêm: “Tôi sẽ tham khảo ý kiến của các đồng minh và đối tác trong khu vực cũng như trên toàn thế giới trong những ngày tới”.

Về cuộc nói chuyện giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Israel, ông Scott Ritter cho rằng:

“Đây là lý do tại sao Tổng thống Biden đã nói chuyện điện thoại với Benjamin Netanyahu, thủ tướng Israel, nói với ông ấy rằng, 'Đừng trả đũa.' Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ hành động tấn công nào chống lại Iran. Không phải vì Mỹ thân thiện với Iran, mà Mỹ hiểu rõ hậu quả sẽ quá lớn nếu một cuộc tấn công như vậy diễn ra. Mỹ đã bị răn đe, nên không dám có hành động tiếp theo chống lại Iran.”

Câu hỏi quan trọng nhất lúc này là “Israel sẽ làm gì?”

“Israel đã cố gắng lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột lớn hơn với Iran từ lâu. Quả thực, một số người đã suy đoán rằng cuộc tấn công của Israel nhằm vào Lãnh sự quán Iran ở Damascus chỉ nhằm mục đích đó... Nhưng người Iran đã rất thông minh trong việc thiết kế phản ứng của mình - giống như họ đã làm, khi họ trả đũa Mỹ vì ám sát tướng Qasem Soleimani vào năm 2020,” ông Ritter nói.

Ông kể lại rằng vào thời điểm đó, Iran đã phóng hơn chục tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq, nhưng Tehran đã thông báo trước cho Washington rằng căn cứ đó sẽ bị tấn công. Vì vậy, trong cuộc không kích khi đó, Iran đã phá hủy các tòa nhà trống.

“Nhưng nó đã chứng minh cho Mỹ thấy rằng họ có khả năng tấn công bất kỳ căn cứ nào của Mỹ trong khu vực với độ chính xác cực cao và giết bao nhiêu người Mỹ tùy thích – nếu họ muốn làm điều đó. Và họ đã răn đe để mỹ không dám có những hành động tương tự như vậy trong tương lai. Liệu họ có răn đe được Israel không?” nhà phân tích đặt câu hỏi.

Ông Scott Ritter lưu ý sau cuộc tấn công chưa từng có của Iran, Tel Aviv “hiểu rằng bất kỳ sự leo thang nào cũng có thể đồng nghĩa với sự hủy diệt của Israel”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một tay đua xe đạp trẻ Trung Quốc đã hoàn thành hành trình ấn tượng kéo dài 12 năm khi đạp xe qua 62 quốc gia trên 5 châu lục, thực hiện ước mơ vòng quanh thế giới mà anh đã ấp ủ từ thời thơ ấu của mình.

Lễ hội Loy Krathong hay còn gọi là Lễ hội hoa đăng năm 2024 đã đồng loạt được tổ chức tại hơn 140 địa điểm ở khắp thủ đô Bangkok, Thái Lan, nhưng người dân không dùng đèn giấy như mọi năm.

Kể từ khi được đưa đến Đông Phi vào cuối thế kỷ XIX, loài quạ Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái của vùng đất này.

Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Chu Hải lần thứ 15 đã bế mạc hôm 17/11 tại thành phố ven biển Chu Hải, miền Nam Trung Quốc.

Ấn Độ vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Sự kiện đưa nước này vào nhóm cường quốc sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến.

Israel vừa tuyên bố lên án Liên hợp quốc vì bịa đặt chống lại Israel sau khi một ủy ban của Liên hợp quốc cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza phù hợp với đặc điểm của tội diệt chủng.