Đa dạng hoạt động 'Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên'
Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" gồm các hoạt động dâng hương, dâng hoa Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ, Di tích lịch sử Đồi A1; thăm các di tích lịch sử cách mạng; trao tặng 30 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên; các hoạt động quảng bá, xúc tiến văn hóa, du lịch Hà Nội tại TP. Điện Biên Phủ; không gian trưng bày ảnh tư liệu, giới thiệu văn hóa, du lịch, sản phẩm nông nghiệp, làng ngề truyền thống đặc sắc tiêu biểu của Hà Nội.
Đểm nhấn là chương trình giao lưu nghệ thuật đặc sắc “Giai điệu kết đoàn” được tổ chức ngày 13/9 tại Quảng trường 7/5. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên kênh H1, các nền tảng số của Đài Hà Nội và kênh truyền hình Điện Biên. Lễ bế mạc diễn ra vào ngày 15/9 tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ.
Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" là dịp để người dân, du khách Điện Biên hiểu thêm về lịch sử, văn hóa Thăng Long xưa, Hà Nội nay, đồng thời cảm nhận về mối quan hệ gắn bó, tình cảm giữa TP Hà Nội với tỉnh Điện Biên. Trong mỗi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, Điện Biên luôn có Hà Nội đồng hành, sẻ chia. Ân tình mãi được ghi nhớ và đã được hai địa phương bồi đắp sắt son, sâu nặng.
Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.
Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
0