Đạo diễn gốc Việt nhận đề cử Emmy
“The Greatest Night in Pop” nhận về các đề cử bao gồm: Phim xuất sắc và Thiết kế âm thanh xuất sắc, hạng mục phim phi hư cấu/tài liệu. Riêng đạo diễn Bảo Nguyễn nhận một đề cử Đạo diễn xuất sắc, cũng ở hạng mục phim phi hư cấu/tài liệu.
Trước đó vào năm 2021, anh từng nhận một đề cử Emmy cho phim tài liệu “Be Water” về Lý Tiểu Long, ở hạng mục Thành tựu nghiên cứu cho phim tài liệu.
Từng ra mắt lần đầu tại Liên hoan Phim Sundance chuyên về phim độc lập tại Mỹ hồi đầu tháng 1, “The Greatest Night in Pop” có nội dung liên quan đến ca khúc "We are the world", một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Theo tạp chí New York, ca khúc này đã gây quỹ được 63 triệu USD để ủng hộ các nạn nhân của nạn đói tại châu Phi trong thập niên 80.
Nạn đói tại Châu Phi đạt đỉnh vào giai đoạn từ 1983-1985 đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Tại Mỹ, “ông vua nhạc Calypso” Harry Belafonte nảy ra ý tưởng về một ca khúc gây quỹ được hát bởi những giọng ca nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ bấy giờ.
Để thực hiện điều này, Harry Belafonte kết hợp với Ken Kragen (nhà quản lý của Lionel Richie và Kenny Rogers bấy giờ). Họ nhắm tới rất nhiều tên tuổi nổi bật lúc đó như Bruce Springteen, Madona, Prince, Cindy Lauper…
Từ giọng ca “Hello” Lionel Richie, nhóm dần có thêm “ông hoàng nhạc Pop” Michael Jackson, nhà sản xuất âm nhạc tài ba Quincy Jones và nhạc sỹ mù thiên tài Stevie Wonder. Ken Krager tự tin rằng với 4 cái tên này, bất cứ ai cũng sẵn sàng tham gia dự án.
Quả thật, những siêu sao khác liên tục xuất hiện sau đó, nổi bật nhất có thể kể đến những gương mặt trẻ như Cyndi Lauper, Bruce Springsteen, Stevie Wonder, Huey Lewis rồi thế hệ được coi là “cây đa cây đề,” những người đã có thâm niên và được kính trọng như Ray Charles, Willie Nelson, Bob Dylan, Diana Ross…
Điều đặc biệt của buổi thu âm ca khúc này là mọi thông tin đều được giữ tuyệt mật. Với thời gian thu âm vỏn vẹn vài tiếng, toàn bộ ê-kíp không được phép lơ là và bất cẩn dù chỉ một giây, bởi bất hòa giữa những nghệ sĩ đầy cá tính có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Thậm chí, nhạc trưởng Quincy Jones đã viết dòng chữ “Hãy để lại cái tôi ngoài cửa” ngay trên lối ra vào phòng thu nhằm nhắc nhở mục đích mỗi người có mặt ở đây.
Sau khi ra mắt, “We are the world” đứng đầu bảng xếp hạng nội địa Billboard 100 suốt một tháng, gây quỹ được hơn 63 triệu USD. Đến nay, đây vẫn là 1 trong 9 đĩa đơn bán chạy nhất thế giới.
Ca khúc này được coi là phiên bản Mỹ của “Do they know it’s Christmas?” ca khúc thuộc dự án Band Aid được khởi động cuối năm 1984. Band Aid tập hợp các siêu sao, ban nhạc lớn tại Anh và Ireland, cũng nhằm mục đích gây quỹ giúp người dân Ethiopia khỏi nạn đói.
Nhờ những chi tiết thú vị xoay quanh ca khúc này, nhiều câu chuyện hậu trường đã được Bảo Nguyễn khai thác và thể hiện trong “The Greatest Night in Pop”.
Bộ phim không chỉ cho thấy những phần thu âm mượt mà, những tương tác thú vị giữa các giọng ca được yêu thích hay thậm chí là những đoạn “vấp” như khi Bob Dylan bối rối, phải có Stevie Wonder “thị phạm” thì mới hát được.
Phim còn những chi tiết thú vị như Cyndi Lauper đeo quá nhiều phụ kiện nên tạo ra tiếng động khi hát, Prince được mời đến thu âm nhưng lại bị từ chối vì đề nghị chỉ chơi guitar solo, hay Waylon Jennings rời phòng thu vì bất hòa, nhiều người vỡ giọng, sai nốt, tự sáng tác thêm….
Nhiều điều thú vị khác cũng được hé lộ trong bộ phim dài 1 tiếng 37 phút, trong đó giải thích vì sao Prince, ngôi sao được đặt vào đối trọng với Michael Jackson hay Madonna, đối trọng của Cyndi Lauper lại không hề xuất hiện trong dàn nghệ sỹ, dù là những cái tên nổi nhất nhì lịch sử âm nhạc Mỹ.
Bên cạnh đó, bộ phim cũng thể hiện được sự khó khăn khi phải sắp xếp thời gian, lịch trình cho 46 nghệ sĩ lớn đến phòng thu cùng một lúc, bởi việc này còn liên quan đến lịch trình cá nhân, lịch diễn của mỗi người, việc sắp xếp chỗ ở,...
Làm sao có thể mời được tất cả những ngôi sao này, khi họ đều bận đi tour, cần xếp lịch trước cả tháng? Ai sẽ chi trả chi phí đi lại, ăn ở cho họ trong khi đây là dự án phi lợi nhuận…? Một thành viên ê-kíp chia sẻ trong phim: “Đó sẽ là một cơn ác mộng về hậu cần”
Tuy vậy, sau tất cả, ca khúc “We are the world” vẫn ra đời đúng như dự kiến nhờ sự sắp xếp khéo léo của toàn bộ nghệ sĩ và cả ê-kíp sản xuất. Buổi thu âm đã diễn ra ngay trong đêm 28/1 tại Studio A&M tại Los Angeles, ngay sau Lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Mỹ (American Music Awards) lần thứ 12. Đây là sự kiện âm nhạc lớn hạng nhì, chỉ sau Grammy, tập hợp những ngôi sao được khán giả yêu thích nhất.
Đạo diễn Bảo Nguyễn sinh năm 1983, chỉ khoảng hai tuổi khi ca khúc “We are the world” ra mắt. Khi lớn hơn, Bảo Nguyễn nghe và biết đến ca khúc, nhưng phải đến khi được đồng nghiệp, nhà sản xuất Julia Nottingham (phim “Be Water”) giới thiệu về câu chuyện phía sau, anh mới dần đi đến quyết định làm bộ phim.
Kể từ ngày ra mắt 29/1, phim tài liệu "The Greatest Night in Pop” (Đêm nhạc Pop vĩ đại nhất) của Bảo Nguyễn liên tục nằm trong “top 10” phim lẻ gây chú ý trên Netflix toàn cầu và nhận về nhiều phản hồi tích cực từ khán giả khi nhắc đến thể loại phim tài liệu tiểu sử âm nhạc. Bằng chứng là phim đã đứng top 1 suốt nhiều tuần trên nền tảng Netflix.
Trang phê bình phim Roger Ebert đã có nhận xét đắt giá “Phim tài liệu tiểu sử âm nhạc có thể đã thất thế, nhưng "The Greatest Night in Pop” thì không vì đã đi vào câu chuyện cụ thể và đầy khơi mở. Đây đã thực sự là đêm vĩ đại nhất chưa? Tôi không biết được, nhưng bộ phim này sẽ thuyết phục các bạn rằng nó thực sự đặc biệt.”
“The Greatest Night in Pop là cơn lốc hoài niệm cho thế hệ Gen X”, chuyên trang điện ảnh Vulture của Tạp chí New York nhận xét. Trong khi đó, Tạp chí Variety đánh giá phim “tràn ngập cảm xúc từ những ngôi sao lớn và không thể cưỡng lại.” Với hơn 3.000 đánh giá trên nền tảng IMDb, phim đang giữ số điểm cao 8.1/10.
Cùng cạnh tranh với Bảo Nguyễn và bộ phim “The Greatest Night in Pop” năm nay còn một số cái tên khác như “Beckham - What makes David run”, “Girls State”, “Jim Henson Idea man” (Disney+),... trong 2 hạng mục cho đạo diễn và phim hay nhất. Giải thưởng Emmy năm 2024 sẽ trao giải ngày 15/9 tại nhà hát Peacock, Los Angeles. .
Đạo diễn Bảo Nguyễn là một nhà làm phim Mỹ gốc Việt, anh tốt nghiệp Đại học New York, một cơ sở có tiếng về đào tạo nghệ thuật tại Mỹ. Bên cạnh vai trò đạo diễn, anh còn là nhà sản xuất nhiều phim, trong đó có "Nước 2030" của Nguyễn Võ Nghiêm Minh (tác giả "Mùa len trâu"). Nhiều phim ngắn và các tác phẩm khác của Bảo Nguyễn từng xuất hiện trên HBO, NBC, ARTE, PBS.
"Hà Nội trong mắt em" đang ngày càng thu hút khán giả với những tình tiết hấp dẫn, những cảnh quay chân thực, giàu cảm xúc. Nhờ sự chỉn chu và kỹ lưỡng của ê-kíp sản xuất, bộ phim lên sóng từ giữa tháng 11/2024 đã nhận về vô số lời khen ngợi của khán giả.
Mỗi tập phim thu hút hàng triệu người xem, "Mật lệnh hoa sữa" đang là bộ phim hình sự nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả.
Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.
Bộ phim "Mưa đỏ" - dự án điện ảnh được mong đợi nhất của Điện ảnh Quân đội Nhân dân, đang trong quá trình quay hình sôi động tại Quảng Trị. Với quy mô hoành tráng và sự đầu tư công phu, "Mưa đỏ" hứa hẹn sẽ tái hiện chân thực và xúc động 81 ngày đêm lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Bộ phim “Hà Nội trong mắt em” của Đài Hà Nội ngày càng thu hút công chúng với các tình tiết hấp dẫn, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều diễn viên được công chúng yêu thích. Bên cạnh đó, màn tái hợp của cặp đôi màn ảnh B Trần và Quỳnh Kool cũng nhận được nhiều sự chú ý từ khán giả.
"Mật lệnh hoa sữa" là một bộ phim truyền hình gồm 40 tập của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện kịch tính và đầy cảm xúc về cuộc chiến chống tội phạm.
0