Dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: "sức mạnh của quân đội chúng tôi nằm ở tinh thần chiến đấu và sự ủng hộ vô hạn của nhân dân, ngoài ra còn có cả nghệ thuật quân sự". Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" ngày 7/5/1954 gắn liền với vai trò, trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh của chiến dịch.

Những ngày này, rất đông du khách đã tới Mường Phăng, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm về trước, để tìm hiểu, lý giải một câu hỏi: vì sao Việt Nam có thể giành chiến thắng?

Quân ủy T.Ư, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954. Ảnh: T.L

Trong một kế hoạch mang tên Nava, Pháp đặt mục tiêu chấm dứt chiến tranh trong vòng 18 tháng với phần thắng sẽ thuộc về họ. Tất cả lực lượng tinh nhuệ đã được Pháp huy động tới Điện Biên Phủ với mục đích thu hút Việt Minh để đấu trận quyết chiến chiến lược, quyết định số phận của cuộc chiến. 

Lựa chọn địa bàn Điện Biên Phủ, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ta sẽ phát huy được sở trường, có thể dựa vào địa hình hiểm trở để phát huy khả năng tác chiến, hạn chế tính năng binh khí kỹ thuật, khả năng tăng viện ứng cứu của địch. Những đánh giá của Đại tướng là cơ sở để Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến nhận định "đây là thời cơ chiến lược tốt để tiêu diệt quân chủ lực Pháp ở địa hình rừng núi, xa căn cứ hậu phương mà địch chỉ có thể tiếp tế bằng đường không".

Trong một lần trả lời phòng phỏng vấn báo chí nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho tôi toàn quyền quyết định và nhấn mạnh rằng đây là một trận chiến rất quan trọng, vì vậy bằng mọi giá chúng tôi phải chiến thắng. Có một nguyên tắc là nếu chúng tôi chắc thắng thì chúng tôi sẽ tấn công, còn nếu như không chắc thì chúng tôi sẽ không tấn công. Điều cốt yếu không phải là một cuộc tấn công chớp nhoáng mà là một cuộc chiến dài hơi, nghiền nát từng phần của quân địch". 

Các chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ công kênh Đại tướng trong lễ mừng công ngày 13/5/1954. Ảnh tư liệu

Sau khi gửi thư báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến từng đơn vị pháo để động viên chiến sĩ, vì hơn ai hết ông hiểu rằng đây là bộ phận khó nhọc nhất để thay đổi cách đánh. Toàn mặt trận chuyển động đồng loạt, lặng lẽ rời khỏi trận địa ngay ngày 26/1/1954 khi được làm công tác tư tưởng. Cuộc chiến với đèo cao, dốc thẳm lại bắt đầu trở lại. Kéo pháo vào đã vô cùng gian gian, kéo pháo ra lại càng cực khổ hơn. PGS.TS Trần Ngọc Long – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nhận định, không phải ngẫu nhiên Đại tướng nói đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân. Với tư duy quân sự sắc sảo thì mới đưa ra được quyết định như vậy. 

Trận khai hỏa chiến dịch được ấn định vào ngày 13/03/1954 với việc tấn công vào đồi Him Lam. Chỉ sau hơn 6 tiếng, trung tâm đề kháng Him Lam đã không trụ vững. Sau Him Lam, các cứ điểm khác không còn thuộc về quân Pháp. Từ đây, chiến thắng đã đến rất gần và kết thúc sau 56 ngày sau đó - ngày 7/5/1954. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2021). Ảnh tư liệu

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, người Pháp kinh ngạc trước khả năng của Việt Minh bởi họ không thể hình dung ra được khả năng vô tận của một dân tộc, của một quân đội chiến đấu vì độc lập, tự do. Đóng góp vào chiến thắng chung ấy, không thể không nhắc đến một con người ở một thời điểm đã có một quyết định quyết đoán, táo bạo, kịp thời. Một quyết định thể hiện tài năng, bản lĩnh của vị chỉ huy - Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Điện Biên Phủ là mốc son bằng vàng đã đưa tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một vị tướng lỗi lạc của thế kỷ 20. Đối với dân tộc Việt Nam, hình ảnh Đại tướng – vị Tổng Tư lệnh – người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam với nụ cười hiền hậu luôn được khắc ghi là một vị tướng trong lòng dân./.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.