Đề nghị truy tố 254 bị can trong đại án đăng kiểm

Liên quan đại án đăng kiểm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án hình sự tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại các tỉnh: Long An, Bến Tre, Sóc Trăng. Đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đề nghị truy tố 254 bị can về 11 tội danh. Trong đó, hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị cáo buộc nhận hối lộ hàng tỷ đồng và hàng chục nghìn USD.
11 TỘI DANH GỒM:

1. Đưa hối lộ

2. Nhận hối lộ

3. Môi giới hối lộ

4. Giả mạo trong công tác

5. Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật

6. Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác

7.  Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

8. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

9. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

10.  Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

11.  Tham ô tài sản

Hơn 43 tỷ đồng và 118.800 USD cùng nhiều tài sản có liên quan khác đã được cơ quan chức năng thu hồi, tạm giữ và các bị can giao nộp khắc phục vụ án.

Hai đời cục trưởng đều vụ lợi cá nhân

Trong vụ án này, đáng chú ý có các bị can bị đề nghị truy tố từng là lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lãnh đạo các Phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam như:

- Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 - tháng 7/2021. 

- Đặng Việt Hà, Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 1/8/2021 - 30/9/2022.

Với vai trò là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm theo sự phân công của Bộ Giao thông Vận tải; được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác đăng kiểm trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cả hai đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm, Trung tâm Đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm trên cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống trong thời gian dài. Khi phát hiện có sai phạm, tiêu cực, Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà không chấn chỉnh, xử lý mà vụ lợi cá nhân, nhận tiền hối lộ để bỏ qua các sai phạm.

Bút lục điều tra liên quan vụ án (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM).

Theo kết luận điều tra, ông Trần Kỳ Hình trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nhận hối lộ số tiền 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD. Với ông Đặng Việt Hà, cơ quan điều tra xác định, số tiền mà bị can nhận hối lộ, hưởng lợi là gần 8,8 tỷ đồng và 13 nghìn USD.

Với hai tội danh mà bị can Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà bị đề nghị truy tố, theo kết luận điều tra, với số tiền nhận hối lộ mà hai bị can này phải chịu trách nhiệm đều ở mức trên 1 tỷ đồng. Do đó, các bị can sẽ phải đối diện với khung hình phạt được quy định tại Khoản 4 của Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 hiện hành, khung hình phạt là từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đến 300 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư Mai Bích Ngân - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Luật sư Mai Bích Ngân - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.

Tiền hối lộ được chia theo từ cao xuống thấp

Cũng theo kết luận điều tra, Phòng Kiểm định xe cơ giới (gọi tắt là VAR, thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) thực hiện thẩm định thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu thông.

Tuy nhiên, các bị can là lãnh đạo, đăng kiểm viên VAR đã lợi dụng vị trí công tác không thực hiện đúng quy trình thẩm định, kiểm tra theo quy định; đồng thời nhận hối lộ từ các công ty và cá nhân từ 1,5 - 3 triệu đồng/hồ sơ để bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trái quy định.

Bị can Trần Kỳ Hình - nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Ảnh: CA)

Sau khi nhận tiền hối lộ, các bị can tại Cục Đăng kiểm Việt Nam đã thống nhất chia cho Trần Anh Quân (quyền Trưởng phòng VAR) 700.000 đồng/hồ sơ, bao gồm phần quân được hưởng, phần quân dùng ngoại giao tiếp khách, và chia cho lãnh đạo cục là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà; các phó VAR mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ; nhân viên văn phòng mỗi người 50.000 đồng/hồ sơ.

Ông Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Nhận hối lộ" (Ảnh: CACC).

Tháng 8/2021, Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, Đặng Việt Hà được bổ nhiệm chức vụ cục trưởng. Trong một cuộc họp, Đặng Việt Hà yêu cầu VAR báo cáo chính xác số liệu hồ sơ thẩm định thiết kế hàng tháng. Từ đó, số tiền được chia lại theo tỷ lệ Hà 400.000 đồng/hồ sơ, Quân 300.000 đồng/hồ sơ, các phó phòng mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ, đưa vào quỹ ngoại giao 140.000 đồng/hồ sơ, các nhân viên văn phòng mỗi người 40.000 đồng/hồ sơ.

Các sai phạm, tiêu cực xuyên suốt và có tổ chức

Các sai phạm, tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm được tổ chức xuyên suốt, có tổ chức từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam và lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới, Phòng Tàu Sông đến giám đốc, phó giám đốc, đăng kiểm viên các Trung tâm/Chi cục đăng kiểm xe trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước, đối tượng môi giới và chủ phương tiện.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM.

Trong đó, các bị can nguyên là lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát, đưa ra nhiều chủ trương trái quy định để nhận hối lộ và chia tiền hối lộ từ các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, các chi cục, trung tâm đăng kiểm và doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn cả nước với số tiền đặc biệt lớn trong quá trình duyệt, cấp mã số thành lập các trung tâm đăng kiểm tư nhân; thẩm định thiết kế cải tạo phương tiện xe cơ giới; đăng kiểm định kỳ phương tiện cơ giới đường bộ và thủy nội địa; thẩm định cấp chứng nhận năng lực xưởng, đóng mới, cải tạo, phương tiện thủy…, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa trên cả nước.

Các bị can thuộc Phòng kiểm định xe cơ giới (Phòng VAR) và Phòng Tàu Sông - Cục Đăng kiểm Việt Nam đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, nhận tiền hối lộ từ các trung tâm/chi cục đăng kiểm để bỏ qua các lỗi và thiếu sót về pháp lý, điều kiện hoạt động, đầu tư, mua sắm, nhân sự đăng kiểm viên,... trong quá trình thẩm duyệt hồ sơ xin thành lập và tạo điều kiện trong quá trình hoạt động của các trung tâm/chi cục đăng kiểm. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới, các bị can đã nhận hối lộ từ các công ty thiết kế phương tiện cải tạo để cấp thẩm định đạt dù có nhiều hồ sơ không đủ điều kiện.

Công an TP HCM đề nghị truy tố 254 bị can trong vụ án (Ảnh: Công an cung cấp).

Qua đó, đã tạo điều kiện cho các bị cáo tại các trung tâm/chi cục đăng kiểm đưa ra chủ trương nhận tiền hối lộ của chủ phương tiện, đối tượng môi giới để có ý bỏ qua lỗi kỹ thuật của hàng chục ngàn phương tiện nhằm thu lợi bất chính và chung chi lên Cục Đăng kiểm Việt Nam theo chủ trương chung mà các bị can là lãnh đạo cục, lãnh đạo phòng đã đặt ra.

Đáng chú ý, một số trung tâm đăng kiểm không đủ điều kiện nhân lực đã thực hiện hành vi giả mạo trong công tác, lập khống danh sách đăng kiểm viên, giả mạo chữ ký của đăng kiểm viên hoặc đóng giả đăng kiểm viên không thực tế làm việc tại trung tâm đăng kiểm; một số trung tâm đăng kiểm đã sử dụng phần mềm tự viết có tính năng đọc (lấy) và chỉnh sửa các thông số kỹ thuật đối với phương tiện cơ giới đường bộ để can thiệp, chỉnh sửa kết quả kiểm định (khí thải, phanh, đèn…) của xe cơ giới.

Hàng loạt sai phạm có hệ thống, xuyên suốt xảy ra trong một thời gian dài đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước, nguy cơ mất an toàn cho người điều khiển phương tiện và người dân tham gia giao thông trên cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại số 260 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Lực lượng cứu hoả đã điều khoảng 10 xe chữa cháy đến hiện trường. Nhiều nạn nhân được đưa ra khỏi đám cháy, chuyển lên cáng cứu thương. Lãnh đạo thành phố đã đến ngay hiện trường kiểm tra, chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã và đang được toàn lực lượng công an thành phố thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công, xử lý nghiêm các vi phạm.

Công an quận Ba Đình (Hà Nội) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép cần sa qua mạng xã hội, thu giữ 6kg cần sa.

Trong năm 2024, lực lượng Hải quan chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, bắt giữ 275 vụ/328 đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất ma túy, tang vật thu giữ 2,08 tấn ma túy các loại.

Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phối hợp với Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội, Bộ đội biên phòng Lạng Sơn thực hiện thủ tục bàn giao đối tượng có lệnh truy nã của CATP Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trong quá trình tuần tra, Tổ công tác Đội Cảnh sát Kinh tế - Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã bắt giữ hai đối tượng mua bán, vận chuyển động vật trong danh mục quý hiếm.