Truy tố cựu Giám đốc Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố 5 bị can tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 29-14D về tội "Nhận hối lộ".

5 bị can gồm các cựu lãnh đạo và nhân viên của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới: Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1980, cựu Giám đốc); Đỗ Văn Đạt (sinh năm 1986, Phó Giám đốc) và ba nhân viên gồm: Phạm Quang Huấn (sinh năm 1994), Phạm Văn Hưng (sinh năm 1991), Nguyễn Hoàng Long (sinh năm 1988).

Theo cáo trạng vụ án thể hiện năm 2020, Nguyễn Văn Thái chỉ đạo Phó Giám đốc trung tâm và các đăng kiểm viên khi thực hiện đăng kiểm nếu phát hiện lỗi của phương tiện thì sẽ trao đổi với chủ phương tiện để khi họ đưa tiền thì bỏ qua lỗi, rồi cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.

Với mỗi lỗi được bỏ qua, đăng kiểm viên nhận số tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, nếu các chủ phương tiện chủ động đưa tiền cảm ơn, đăng kiểm viên vẫn nhận để chia nhau.

Truy tố cựu GĐ và nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 29-14D. Ảnh: Dân Trí.

Phạm Văn Hưng và Nguyễn Hoàng Long là người nhận tiền từ các chủ phương tiện đến đăng kiểm rồi giao cho Phạm Quang Huấn tổng hợp, báo cáo với Thái để chia cho các đăng kiểm viên, nhân viên của trung tâm theo tháng.

Từ ngày 5/5 đến ngày 2/8/2022, Phạm Văn Hưng đã nhận tiền của nhiều cá nhân, tổ chức, chủ phương tiện với tổng số tiền hơn 65 triệu đồng với phương thức đã nêu trên.

Cơ quan tố tụng xác định, ngoài lương hợp pháp, bị can Nguyễn Văn Thái nhận được 700 triệu đồng, Đỗ Văn Đạt nhận được khoảng 100 - 150 triệu đồng; Phạm Quang Huấn, Phạm Văn Hưng và Nguyễn Hoàng Long mỗi người nhận được 150 triệu đồng. Tổng số tiền lãnh đạo Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 29-14D, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đã nhận của các chủ phương tiện đến đăng kiểm tiền ngoài phí là lệ phí theo quy định là 1,728 tỷ đồng, trong đó (tiền nhận hối lộ là gần 70 triệu đồng và số tiền thu lời bất chính là trên 1,658 tỷ đồng).

Đến nay, các bị can và những người liên quan trong vụ án đã nộp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội toàn bộ số tiền đã nhận là 1,728 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian gần đây, việc vận chuyển các chất ma túy qua đường hàng không đang có chiều hướng tăng đột biến cả về số lượng vụ việc, khối lượng tang vật vi phạm với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trước những khó khăn, thách thức này, các lực lượng chức năng đã chủ động trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh, khi điều khiển bất kỳ phương tiện nào, người lái cũng cần phải quan sát thật kỹ trước quyết định vượt. Tình huống sau đây là một ví dụ cho việc vượt ẩu, gây ra va chạm giữa xe máy và xe khách.

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bị bắt, khởi tố về tội "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước".

Hàng trăm kg lạp xưởng nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ, vừa bị Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội, phối hợp cùng Đội QLTT số 14, Cục QLTT Hà Nội, phát hiện và thu giữ.

Tình hình nhập lậu thuốc lá, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên thị trường qua không gian mạng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử, pha trộn ma túy (cần sa, ma túy tổng hợp) đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có các giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng.

Giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, "sập bẫy" của các đối tượng. Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 15 tỷ đồng.