Đề xuất thu phí vào nội đô có khả thi?

Dự kiến đến năm 2027 sẽ thu phí phương tiện vào nội đô và được chia thành ba giai đoạn – đó là ý kiến được Sở GTVT Hà Nội mới đưa ra tại tọa đàm "Hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững". Nội dung này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, có ý kiến thì đồng tình ủng hộ nhưng cũng có ý kiến lo ngại về việc triển khai chưa hợp lý khi mà hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

Năm 2022, đề xuất này đã được Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đưa ra và dự kiến thực hiện từ năm 2024 thông qua 15 trạm thu phí tại 9 trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn.

Sau khi đề xuất đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Cuối năm 2023, một lần nữa, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục đề xuất, đến năm 2027 sẽ tiến hành thu phí với mục đích góp phần hạn chế phương tiện di chuyển vào nội đô, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, cải thiện ô nhiễm môi trường.

Hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội trong những năm qua mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp, tỷ lệ nghịch với tốc độ gia tăng phương tiện. Hiện nay theo thống kê của Phòng CSGT – Công an thành phố số phương tiện đang lưu thông trên thành phố xấp xỉ hơn 8 triệu phương tiện.

Hàng loạt các tuyến đường đã rơi vào tình trạng quá tải dẫn đến hệ luỵ là các sự cố ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Theo các chuyên gia giao thông, điều kiện cần và đủ để triển khai thu phí nội đô là giao thông công cộng phải đáp ứng tương xứng thì chưa giải quyết được.

Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn là một vấn đề nan giải.

TS. Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông cho biết: "Nếu như chúng ta có 8-10 tuyến đường sắt đô thị chạy trên cao, chạy ngầm, nhưng câu chuyện đó nó không xảy ra ngày hôm nay, mà trên thực tế trong 15, 20 năm chúng ta mới xây được hai tuyến đường sắt đô thị thôi, như vậy việc có ngay một sớm một chiều là không như mong muốn đâu. Để dành được cái quyền ưu tiên trên mặt đường cho phương tiện giao thông công cộng mà tôi nói cụ thể là xe buýt thì lúc đó mới có thể giải quyết được căn cơ vấn đề ùn tắc giao thông".

Để phương án thu phí phương tiện có thể triển khai cần phải tính toán một cách bài bản, có biện pháp thay thế phương tiện đi lại phù hợp cho người dân khi có nhu cầu ra vào thành phố các loại hình vận tải hành khách công cộng phải đi trước một bước. Khi vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu của người dân thì sẽ kéo theo xu hướng chuyển đổi, rời bỏ các phương tiện cá nhân, giảm thiểu sự cố ùn tắc và tai nạn giao thông ở các đô thị lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn qua 4 huyện, thị xã ở Hà Nội, dài khoảng 25km, với vốn đầu tư hơn 18.700 tỉ đồng.

Đi vào làn khẩn cấp, đi vào đường cấm, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ không đúng quy định… là những báo cáo vi phạm mà Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội liên tục nhận được qua kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết những tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.