Đường sắt đô thị mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Hai siêu đô thị của nước ta đã dành gần 145 tỷ đồng để xây dựng bốn tuyến đường sắt đô thị trong 13 năm qua. Nhưng đến nay, mới chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại với chiều dài 13km, đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.
Với diện tích tự nhiên là 3359,8km2, quy mô dân số dự kiến năm 2045 là 14,6 triệu người, Hà Nội sẽ hình thành đô thị cực lớn. Vì thế, việc xây dựng Thành phố theo hình thức TOD sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông đáng kể… Tuy nhiên để đi vào thực hiện sẽ là cả một quá trình phức tạp. Và khó khăn nhất vẫn là nguồn lực tài chính để thực hiện và sự đồng thuận của cộng đồng các cư dân đô thị hiện hữu.
Ở Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, tổng thu từ đất chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách quốc gia, tức là khoảng 30% tổng thu ngân sách địa phương. Tổng thu này tương đương với các nước công nghiệp mới ngay dưới nhóm G7.
Điều khác biệt cơ bản là tổng thu từ đất của các nước công nghiệp mới là từ thuế tài sản, còn ở Việt Nam lại chủ yếu từ cơ chế nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án phát triển nhà ở theo cách thu tiền sử dụng đất ở sau khi trừ đi tiền sử dụng đất nông nghiệp đã chi trả cho bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng. Sự khác biệt này dẫn đến nguồn thu từ đất ở Việt Nam không bảo đảm tính bền vững. Vì thế, TOD phát triển còn giúp khai thác được quỹ đất tiềm năng, tránh lãng phí tài nguyên tĩnh vô cùng giá trị.
Theo các chuyên gia đô thị, để việc phát triển TOD đạt được hiệu quả cao cần một số điều kiện như hạn chế phát triển đô thị mới khu vực nội đô lịch sử và bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, đã xây dựng hiện hữu. Phát triển TOD có tính chất hạn chế nhà cao tầng, ưu tiên phát triển không gian ngầm, các điểm TOD theo tiêu chí tái thiết cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường.
Hà Nội và TP.HCM đều chung ý định phát triển đô thị theo mô hình TOD dựa vào mạng lưới giao thông công cộng và tổ chức lại các đô thị tại các điểm nút giao thông công cộng. Đây là bước đi được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều tích cực cho diện mạo thành phố và giải quyết nhiều vấn đề giao thông đô thị.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0