Đi 'chợ hai nhăm', chợ Tết trẻ em

Phiên "chợ hai nhăm" là phiên chợ cuối cùng của năm nhưng cũng là phiên chợ được người dân làng Dục Nội (xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội) mong chờ nhất trong năm. Gọi là "chợ hai nhăm" bởi chợ được họp vào ngày 25 tháng Chạp, với chủ yếu khách hàng là các em nhỏ.

Thôn Dục Nội (tên nôm làng Dộc) là một vùng đất cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 25 km về phía Bắc. Dục Nội cũng là một trong những thôn có diện tích và dân số vào loại lớn nhất ở huyện Đông Anh. Chính vì vậy mà nhắc tới chợ của thôn Dục Nội hay còn gọi là chợ Dộc thì ở Đông Anh đa phần ai cũng biết, bởi một thời đó là trung tâm giao lưu cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay, dẫu không còn là trung tâm, nhưng chợ Dộc vẫn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, mà ấn tượng nhất, thú vị nhất chính là phiên chợ ngày 25 tháng Chạp hàng năm.

Chợ Dộc vốn là một chợ phiên chỉ mở chính vào ngày năm và ngày mười. Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ chính thức cuối cùng của năm. Người dân Dục Nội vẫn gọi tắt là “chợ hai nhăm” và coi đây là phiên chợ tất niên.

Từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà.

Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch là phiên chợ duy nhất mà các bà các mẹ nội trợ thôn Dục Nội và cả các vùng lân cận không phải đi một mình bởi đây là phiên chợ của gia đình, với sự xuất hiện đông đảo của những người đàn ông và đặc biệt là các em thiếu nhi. Vì thế mà nhiều người gọi đây là phiên “chợ thiếu nhi”, "chợ trẻ em"…

"Chợ hai nhăm" mở rất sớm (khoảng 4 giờ sáng), nên ngay từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà. Đến khoảng gần 5 giờ sáng, mặc dù trời vẫn còn tối nhưng “chợ thiếu nhi” đã đông kín người, đặc biệt là trẻ em.

Phiên chợ có khách hàng chủ yếu là các em nhỏ. 

Người đi chợ Tết ở Dục Nội không chỉ để mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng mà họ còn tâm niệm đã ra tới chợ Dộc thì phải ăn quà… đặc biệt là đặc sản cháo Cói.

Người làng Dộc kể, cháo Cói xưa kia là món ăn cứu tế người nghèo do một người đàn bà làng Cói làm và trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Hùng. Đến ngày nay là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn, do vậy, món ăn rất mịn. Cháo Cói ngày nay thường được ăn với ruốc lợn xé nhỏ. Mùi thơm và sự đặc quyện của bột gạo làng quê cộng với vị ngọt của thịt lợn và gia vị tạo nên hương vị ngọt đậm trong cổ họng gây thương nhớ đối với người đã từng thưởng thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thay vì dành kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày để đi tới nhiều nơi khác, không ít gia đình Hà Nội đã lựa chọn một kỳ nghỉ thú vị ở vùng ngoại thành.

Hoa loa kèn không mang màu sắc nổi bật nhưng màu trắng đặc trưng của nó đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho loài hoa tháng tư của Hà Nội.

Bến xe Mỹ Đình trong dịp nghỉ lễ luôn tấp nập và bận rộn. Để phục vụ người dân di chuyển thuận lợi, nơi đây đã không ngừng được đầu tư đồng bộ, khang trang và hiện đại.

Patin đã và đang trở thành môn thể thao được yêu thích, nhất là giới trẻ. Tại các công viên, dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ chơi patin. Để chơi môn này không quá khó, nhưng để trượt patin thành thạo thì đòi hỏi sự kiên trì luyện tập.

Những chiếc xích lô thong dong trên những con phố cổ Hà Nội đã trở thành một hình ảnh hấp dẫn khách du lịch mỗi khi tới Thủ đô.

Mùa cưới, một dịch vụ mà đám cưới nào cũng cần là trang trí hoa cưới. Dịch vụ này không ngừng phá triển, không chỉ có nhiều loại hoa đẹp mà còn nhiều mẫu mã mới.