Di tích, danh thắng Sầm Sơn được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Đền Độc Cước thành phố Sầm Sơn là một trong những di tích Thanh Hóa
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho 7 Di tích, danh lam thắng cảnh, trong đó có hệ thống di tích, danh lam thắng cảnh TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là ghi nhận xứng đáng đối với hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Sầm Sơn, đồng thời là dịp để thành phố nâng cao hơn nữa trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, góp phần phát triển du lịch.
Sầm Sơn, Thanh Hóa là thành phố du lịch biển nổi tiếng cả nước. Không chỉ sở hữu bãi tắm đẹp, Sầm Sơn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Khu danh thắng Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Quốc gia tại Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962.
Khu di tích danh thắng vừa được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt là địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử - văn hóa; là khu vực thiên nhiên rất đa dạng về sinh học (rừng đặc dụng), gồm: núi Trường Lệ, Đền Độc Cước, Hòn Trống Mái, Đền Tô Hiến Thành, Đền Cô Tiên...
Trên toàn địa bàn thành phố hiện có 35 Di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 8 Di tích cấp Quốc gia và 27 Di tích cấp tỉnh cùng nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như: Lễ hội đền Độc Cước, Lễ hội bánh Chưng bánh Dày, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội tình yêu Hòn Trống Mái...
Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.
Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.
Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.
Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
0