Dịch vụ hỗ trợ nghỉ việc nở rộ tại Nhật Bản

Văn hóa làm thêm giờ của Nhật Bản đã gây ra các vấn đề về sức khỏe và khiến người lao động tính đến chuyện thay đổi công việc. Chính vì thế, dịch vụ giúp nộp đơn thôi việc đang bùng nổ tại quốc gia này.

Trả lời phỏng vấn báo chí, một phụ nữ 24 tuổi cho biết, cô làm việc tại một công ty thanh toán điện tử lớn, ngày làm việc bình thường từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, nhưng có khi làm việc đến 11 giờ đêm. Cô quyết định nghỉ việc vì vấn đề sức khỏe, nhưng lo ngại lá đơn của mình không được chấp nhận hoặc cô sẽ bị quấy rối nếu trực tiếp đề nghị từ chức, nên đã lên kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ từ công ty làm dịch vụ giúp nộp đơn thôi việc. Ở Nhật Bản, việc tan làm đúng giờ đã không còn dễ dàng chứ chưa nói đến việc xin nghỉ việc.

Người lao động tan làm vào giờ nghỉ trưa trên một con phố ở Tokyo,Nhật Bản; Nguồn :\AFP

Theo báo cáo, các công ty cung cấp dịch vụ xin thôi việc đã xuất hiện tại Nhật Bản từ trước đại dịch và càng phát triển hơn nữa sau đại dịch. Điều này có thể liên quan đến việc người Nhật đã bắt đầu suy ngẫm về lựa chọn nghề nghiệp và thái độ sống của mình.

Lấy Momuri, một đại lý được thành lập ở Minatoku, Tokyo, làm ví dụ. Đại lý này đã xử lý tới 11.000 yêu cầu của khách hàng trong năm qua. Lệ phí xin thôi việc qua đại lý dịch vụ không cao. Mức phí "trần" là 12.000 yên (khoảng 2.043.000 tiền Việt) đối với nhân viên bán thời gian và 22.000 yên đối với nhân viên toàn thời gian. Các dịch vụ bao gồm nộp đơn từ chức, đàm phán với công ty và giới thiệu luật sư trong trường hợp có tranh chấp pháp lý. EXIT, công ty lớn nhất trong ngành, tính phí cao hơn một chút, cũng chỉ khoảng 40.000-50.000 yên. So với quyết tâm xin nghỉ việc thì cái giá phải trả vẫn phải chăng.

Nhật Bản có văn hóa làm thêm giờ lâu đời và việc làm thêm giờ rất phổ biến ở nhiều ngành khác nhau. Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu công bố danh sách các nhà tuyển dụng phi đạo đức để cảnh báo người tìm việc về những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi làm việc tại các công ty này. Kể từ khi danh sách được công bố vào năm 2017, các cơ quan lao động trên khắp Nhật Bản đã đưa hơn 370 công ty vào danh sách đen.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.

Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.

Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.