Nhật Bản đổi mới chế độ tiếp nhận lao động

Chính phủ Nhật Bản đã xem xét, trình Quốc hội Nhật Bản thông qua chế độ tiếp nhận lao động mới, trong đó có lao động Việt Nam. Đây là một trong những nỗ lực của Nhật Bản nhằm giảm áp lực với nguy cơ thiếu hụt lao động trong nước.

Từ tháng 4/2024, bên cạnh kỳ thi kỹ năng đặc định trong lĩnh vực nông nghiệp và chăm sóc điều dưỡng, Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lưu trú và kỳ thi năng lực tiếng Nhật cơ bản tại Việt Nam.

Nhật Bản mong muốn tuyển dụng nhiều lao động Việt Nam

Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho biết: "Nhật Bản đang có nhu cầu nhân lực rất lớn ở 12 ngành, gồm sản xuất thực phẩm đồ uống, xây dựng, chế tạo máy, vật liệu, điện hoặc thông tin điện tử, bảo dưỡng ô tô, công nghiệp đóng tàu - thiết bị hàng hải, nông nghiệp, ngư nghiệp, chăm sóc - điều dưỡng, vệ sinh tòa nhà, hàng không, dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống. Lao động Việt Nam rất chăm chỉ nhưng cần tham gia chương trình kỹ năng đặc định để trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật và các kiến thức kỹ năng nghề". 

Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, xã hội Nhật Bản đang già hóa nhanh chóng, đồng nghĩa với việc thiếu lao động nghiêm trọng. Do đó việc đổi mới chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, là rất quan trọng đối với Nhật Bản hiện nay.

Nhật Bản là một trong những thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều người lao động Việt Nam lựa chọn. 

Hiện có hơn 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua. Trong số đó, số thực tập sinh chiếm tới 40%. Hết năm 2023, tổng lao động Việt Nam tại Nhật Bản theo chương trình kỹ năng đặc định là hơn 110.000 người, chiếm trên 53% tổng số lao động nước ngoài. Chương trình kỹ năng đặc định là chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản theo chế độ thị thực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.