Đức khẳng định EU phải chấp nhận kết nạp Ukraine

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine vì nước này “có ý nghĩa địa chính trị quan trọng” đối với lợi ích của họ.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine vì nước này “có ý nghĩa địa chính trị quan trọng” đối với lợi ích của họ.

Phát biểu tại Hội nghị Đảng Xanh ở thành phố Karlsruhe, bang Baden hôm thứ Bảy, ngoại trưởng Baerbock khẳng định rằng EU phải chấp nhận Kiev gia nhập, vì Berlin không còn đủ khả năng chi trả cho bất kỳ vùng xám nào ở châu Âu

Ngoại trưởng Đức phát biểu tại Hội nghị đảng Xanh, nguồn: YouTube / DieGruenen

Bà Baerbock nói: “Việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu là vì lợi ích địa chính trị của chúng tôi, đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ không chỉ tiếp tục hỗ trợ Ukraine mà còn tăng cường hỗ trợ ở cấp độ EU và NATO”. Bà Baerbock nhấn mạnh rằng: “Châu Âu là bảo hiểm nhân thọ của chúng tôi. Đó là điều quan trọng và mang tính quyết định về mặt địa chiến lược.”

“Rõ ràng là, Ukraine sẽ củng cố EU trong tương lai gần”, bà nói.

Trước đó, bà Baerbock từng khẳng định, tương lai của Ukraine “nằm ở” EU, đồng thời nói thêm rằng khối này sẽ sớm kết hợp các khu vực đã sáp nhập Nga vào năm 2022 nhưng Kiev vẫn tuyên bố thuộc chủ quyền. “EU sẽ sớm trải dài từ Lisbon đến Lugansk”, bà Baerbock nói với các nhà báo bên lề cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU diễn ra tại thủ đô Kiev Ukraine ngày 02/10.

Tuyên bố của ngoại trưởng Baerbock được đưa ra chỉ vài ngày sau khi truyền thông Đức nhận định: Đức có thể sắp đạt đến giới hạn về khả năng tài chính để cung cấp viện trợ quốc phòng cho Ukraine. Tờ báo Der Tagesspiegel cho rằng, Berlin sẽ không thể giao thêm xe tăng cho Kiev như đã cam kết.

Kể từ khi xung đột bùng phát hồi tháng 2 năm ngoái,  Đức là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Theo thống kê của Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), Berlin chi khoảng 18,2 tỷ USD để hỗ trợ quân sự cho Kiev, trong khi Mỹ đã chi khoảng 45 tỷ USD.

Nguồn: RT

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 7/5 (theo giờ Việt Nam), trường Đại học Columbia của Mỹ đã công bố một loạt giải thưởng Pulitzer năm 2024 trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản và nghệ thuật. Theo đó, các tòa soạn báo và hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ đã chứng kiến một mùa “bội thu” giải thưởng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với các nước Baltic, đồng thời khẳng định Berlin sẽ nỗ lực thực hiện tốt sứ mệnh phòng thủ chung của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Đức đưa ra trong chuyến thăm Litva.

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Anh và Pháp, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và các quốc gia châu Âu. Theo Đài RT (Nga), Đại sứ Anh Nigel Casey và Đại sứ Pháp Pierre Levy đã đến và ở trong tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga lần lượt trong 30 và 40 phút.

Nhóm chiến binh Hamas của Palestine, ngày 6/5, đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn ở Gaza do các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar đưa ra, nhưng Israel cho biết các điều khoản này không đáp ứng được yêu cầu của họ và tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công thành phố Rafah.

Một ngọn núi lửa phun trào hồi đầu tuần tại Indonesia khiến cư dân quanh khu vực phải đi sơ tán và bỏ lại thú nuôi của mình. Rất nhiều tình nguyện viên đang cố gắng giải cứu những động vật bị chủ bỏ rơi này.

Chính phủ Bangladesh cho biết ít nhất 15 người đã tử vong do nắng nóng gay gắt tại nhiều khu vực trong 2 tuần qua. Chỉ trong vòng 24 giờ qua (tính đến 11h theo giờ địa phương), nước này đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong.