Đường kéo pháo đã đi vào lịch sử
Tuyến đường kéo pháo năm 1954 của bộ đội ta là một con đường mòn nằm trên vùng nương rẫy trống trải, nằm ẩn dưới tán rừng, luồn lách qua nhiều con đèo, trong đó đèo cao nhất là 1450m.
Đường nhỏ, có độ dốc rất lớn, vực sâu và có nhiều khúc cua tay áo, bởi vậy việc dùng sức người kéo những khẩu pháo 105mm và pháo cao xạ 37mm vượt qua những dốc núi rất khó khăn, mất nhiều sức. Phải mất gần 10 ngày đêm các đơn vị pháo binh mới hoàn thành nhiệm vụ đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Hành trình kéo pháo của những chiến sĩ năm xưa được giữ bí mật tuyệt đối đến phút chót.
Hồi tưởng lại về hành trình này, cựu chiến binh Nguyễn Đức Cư (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) cho biết: đó là một hành trình với muôn vàn khó khăn, hiểm trở, hành quân đường dài, xe pháo cồng kềnh, nặng nề, vượt qua nhiều con đường chật hẹp, cầu cống ọp ẹp, rồi gặp nhiều con sông, khe suối; trong khi đó, ở trên không, máy bay địch không ngừng quần thảo, bắn phá, oanh tạc, còn ở dưới đất thì gián điệp phục kích, biệt kích…
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sự có mặt các loại pháo hạng nặng tham gia chiến đấu là một kỳ tích của quân đội Việt Nam, là đòn đánh quyết định đầy bất ngờ đối với quân Pháp. Góp phần phá tan pháo đài bất khả xâm phạm Điện Biên Phủ. Và con đường kéo pháo của chiến dịch đã trở thành con đường huyện thoại. minh chứng cho lòng quyết tâm giành chiến thắng, bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước của bộ đội ta.
70 năm đã đi qua, con đường kéo pháo năm xưa vẫn còn đó những khúc cua, dốc rừng, nay đã được tôn tạo thành điểm di tích, nằm trên địa bàn xã Nà Nhạn, con đường dẫn vào thành phố Điện Biên, như để nhắc nhớ lớp lớp con cháu người Việt về ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của ông cha ta và những trang sử hào hùng, bất khuất về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0