Festival Huế 2023 sẽ trải dài cả năm

Festival Huế 2023 với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm mở đầu bằng chương trình khai hội - lễ Ban Sóc ngày 1/1 và kết thúc bằng chương trình Countdown ngày 31/12.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival bốn mùa, nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam.

Khai mạc Festival Huế. Ảnh: UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Năm 2023 là năm định kỳ tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế. Đặc biệt, đây là năm kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 20 năm Nhã nhạc được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Do vậy, hai sự kiện này sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động diễn ra trong năm.Với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2023 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm mở đầu bằng chương trình Khai hội - Lễ Ban Sóc ngày 1.1.2023 và kết thúc bằng chương trình Countdown ngày 31.12.2023.

Cụ thể, lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” (tháng 1 - 3) trải dài suốt 3 tháng đầu năm, bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù, với điểm nhấn là chương trình Khai mạc Festival Huế Bốn mùa 2023 và lễ Ban Sóc cùng nhiều hoạt động Tết cung đình, dân gian vô cùng phong phú, độc đáo với những tập tục đón Tết, những không gian văn hóa Tết truyền thống, các hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô Huế xưa kết hợp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế.

Du khách tham quan Đại nội Huế. Ảnh: Điền Quang.

Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4 - 6) sẽ lấy chương trình nghệ thuật kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh kết hợp với các hoạt động Festival Nghề truyền thống Huế “Tinh hoa Nghề Việt” làm điểm nhấn.

Lễ hội mùa Thu “Huế vào thu” (tháng 7 - 9) với điểm nhấn là Lễ hội Áo dài gắn với Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế kết hợp các hoạt động: vui Tết Trung Thu như Lễ hội đèn lồng, Ngày hội Lân và các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân.

Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” (tháng 10 - 12) sẽ tổ chức một số hoạt động lễ hội mới tạo cho không khí mùa Đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế với điểm nhấn là Festival Âm Nhạc quốc tế và chương trình Countdown chào đón năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian để truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới bạn bè thế giới.

Phát triển du lịch cộng đồng qua các mô hình không gian sáng tạo là cách làm du lịch mới và được triển khai khá hiệu quả ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Hiện nay, làng Đường Lâm ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, nhất là vào những dịp lễ.

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" là tiếng reo thể hiện niềm vui tột cùng của nhân dân ta trước chiến thắng vĩ đại. Hình ảnh đất nước rực rỡ cờ hoa, con người hân hoan chào đón ngày thống nhất đã được thể hiện vô cùng sống động qua những ca từ giản dị chứa đựng những cảm xúc vui mừng trong sự vinh quang, tự hào khi đất nước độc lập, thống nhất.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1132 về việc phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024”.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhân dân Thủ đô và du khách có thêm một điểm đến để thư giãn, giải trí ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Đêm làng cổ là sự kiện văn hoá cộng đồng diễn ra tại cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.