Gia tăng khiếu nại, tố cáo trong năm 2023

Báo cáo Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023 đã cho thấy tình hình khiếu nại tố cáo năm nay có xu hướng gia tăng và tỷ lệ người đứng đầu trực tiếp tiếp công dân chưa có cải thiện so với năm ngoái.

Năm nay, ngoài khiếu nại, tố cáo liên quan tới lĩnh vực đất đai chưa được kéo giảm đã phát sinh những khiếu nại, tố cáo mới; đó là khiếu nại, tố cáo của người dân về mua trái phiếu doanh nghiệp hay bảo hiểm, đầu tư bất động sản.

Theo báo cáo của chính phủ, số người, số vụ việc và số đoàn đông người đến cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều tăng mạnh: trên 37% về số lượt, trên 41% về số người, trên 33% về số vụ việc.

Ông Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: “Từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023 cho đến nay, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trên một số lĩnh vực như chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm, đầu tư bất động sản môi trường gặp nhiều khó khăn, bất cập, thậm chí có tình trạng đổ vỡ, trong đó có ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nên phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng hơn so với trước đây.

Thực tế cho thấy, những địa phương, đơn vị làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy tình trạng “tiếp ít, ủy quyền nhiều” trong công tác tiếp công dân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vẫn còn cao.

Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện tiếp công dân trực tiếp 708 ngày, còn ủy quyền cho cấp phó tiếp 169 ngày. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện trực tiếp tiếp công dân 65 ngày, còn 78 ngày ủy quyền cho cấp phó. Như vậy, chỉ đạt tỷ lệ tiếp trực tiếp khoảng 45%.

Ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp dân Trung ương cho biết: "Việc tiếp công dân định kỳ không được đầy đủ, ngoài việc tiếp định kỳ thì Bí thư cấp Ủy, Chủ tịch UBND phải tiếp công dân khi các vụ việc vừa phát sinh và những vụ việc đột xuất có thể xảy ra điểm nóng hoặc đông người, thì việc này nhiều địa phương chưa làm được".

TS Phạm Tuấn Anh - Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ cho biết: "Người đứng đầu trực tiếp tiếp sẽ trực tiếp quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, tránh trường hợp ủy quyền rồi cấp phó lại phải xin ý kiến lại, như thế sẽ mất thời gian".

Cử tri cả nước mong muốn trên nghị trường Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, cho ý kiến, đặc biệt tìm ra các giải pháp đồng bộ nhằm kéo giảm tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân. Từ đó góp phần giữ vững ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.