Hội thảo khoa học quốc tế 'Tiếng Nga ở châu Á'

Từ ngày 25 đến ngày 27/11/2024, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba với chủ đề "Tiếng Nga ở châu Á” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm mở ra những cơ hội hợp tác về giáo dục - đào tạo giữa hai nước, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong không gian khoa học và giáo dục hiện đại.

Hội thảo do trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phối hợp cùng trường Đại học Tổng hợp Liên bang Đông - Bắc mang tên Ammôsôv tổ chức, là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng các vấn đề về đào tạo tiếng Nga ở châu Á; tăng cường nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nga trong giai đoạn mới hiện nay.

Một số vấn đề được tập trung thảo luận tại hội thảo gồm: Những vấn đề cấp bách của việc dạy tiếng Nga hiện nay; Trí tuệ nhân tạo trong hệ thống dạy tiếng Nga cho người nước ngoài: điểm mạnh và điểm yếu; Vai trò các ký hiệu trong giảng dạy tiếng Nga cho người nước ngoài; Kinh nghiệm quốc tế trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ...

Tiếng Nga là một trong năm ngoại ngữ được đào tạo tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội từ năm 2013. Tính đến nay, đã có trên 30 sinh viên nhận được học bổng toàn phần của hai chính phủ Nga và Việt Nam để du học tại nhiều trường đại học khác nhau ở Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên về an toàn, bảo mật thông tin, ứng phó với các rủi ro trên internet, một số trường học ở Hà Nội tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng mạng an toàn.

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh tội phạm liên quan đến mạng xã hội đang có xu hướng gia tăng, Trung tâm Tư vấn Pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức buổi tuyên truyền về an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng tại trường THCS Xuân Đỉnh.

Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Trong hai ngày 23 và 24/11, tại TH School, Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo "Hạnh phúc trong Giáo dục 2024". Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá chủ đề này hết sức ý nghĩa khi nền giáo dục của Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ.

Trong bối cảnh tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực đều phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi số, các trường học cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Việc tạo ra các sân chơi, các hoạt động để học sinh thủ đô có cơ hội tiếp cận, cọ sát là xu hướng tất yếu.