Hôm nay (10/4), xét xử cựu Giám đốc Công an Hải Phòng

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cùng 12 người khác vừa bị Tòa án tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử với các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Mua bán hóa đơn; Đưa - Nhận hối lộ.

Sáng 10/4, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với 13 bị cáo, trong đó có cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca.

Ông Đỗ Hữu Ca - Ảnh: T. THẮNG/ Báo Tuổi Trẻ.

Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 10 đến 12/4. Để phục vụ phiên xử, tòa còn triệu tập 21 người với tư cách nhân chứng của vụ án.

Từ sáng sớm, lực lượng cảnh sát đã đứng gác sẵn quanh trụ sở TAND tỉnh Quảng Ninh, rào chắn được dựng lên, những người không liên quan không được phép vào bên trong.

Đến 8 giờ kém 15, xe chở các bị cáo đã có mặt tại toà. Lần lượt các bị cáo được áp giải vào khu vực xét xử. Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca là người được dẫn giải vào tòa cuối cùng.

Lúc 8h sáng ngày 10-4, ông Đỗ Hữu Ca được dẫn giải đến tòa - Ảnh: T. THẮNG/ Báo Tuổi Trẻ.

Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng bị đưa ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh bị đưa ra xét xử về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" và tội "Đưa hối lộ".

Bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải và bị cáo Đỗ Thanh Hoài, cựu cán bộ ngành thuế của Chi cục Thuế huyện Cát Hải bị đưa ra xét xử về tội "Nhận hối lộ".

Bị cáo Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn bị đưa ra xét xử về tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước".

Bị cáo Hà Thị Trang, Đỗ Thị Đua, Vũ Ngọc Tú, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Hiền Tài, Ngô Văn Tuyên bị đưa ra xét xử về tội "Trốn thuế".

Ông Đỗ Hữu Ca bị cáo buộc 4 lần nhận tiền chạy án

Theo cáo trạng, năm 2005, Trương Xuân Đước, 53 tuổi, trú tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng thuê dịch vụ thành lập Công ty Cổ phần Khánh Dung để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn kiếm lời.

Năm 2007, Trương Xuân Đước kết hôn với Nguyễn Thị Ngọc Anh, 45 tuổi và cùng vợ quản lý, điều hành Công ty Cổ phần Khánh Dung hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.

Từ năm 2014 đến năm 2021, vợ chồng Đước đã sử dụng căn cước công dân của cả hai và chứng minh nhân dân, căn cước công dân của các cá nhân là người thân, người quen, bạn bè hoặc nhân viên làm thuê để thành lập thêm các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn kiếm lời.

Bị cáo Trương Xuân Đước tại phiên tòa sáng 10-4 - Ảnh: T. THẮNG/ Báo Tuổi Trẻ.

Khoảng tháng 10/2022, vợ chồng Đước biết tin Trương Văn Nam (là cháu của Đước) bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt, khám xét liên quan đến hành vi mua bán trái phép hóa đơn, đồng thời cũng điều tra, xác minh về công ty của vợ chồng Đước quản lý, điều hành.

Do lo sợ bị xử lý liên quan, Đước đã bỏ trốn và chỉ đạo vợ đến gặp cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca (đã nghỉ hưu, là người có mối quan hệ thân thiết với Đước) để nhờ chạy tội. Tổng cộng, Đước và vợ đã 4 lần đưa tiền cho ông Ca với tổng số tiền lên tới 35 tỷ đồng.

Trong vụ án này, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị truy tố theo điểm a khoản 4 điều 174 Bộ luận Hình sự (khung hình phạt 12 - 20 năm tù hoặc tù chung thân).

Đáng chú ý, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca có tình tiết tăng nặng khi phạm tội nhiều lần do bị cáo buộc 4 lần nhận tiền chạy án.

Cán bộ thuế nhận hối lộ để dạy cách phù phép, làm đẹp hồ sơ

Để việc mua bán hóa đơn trái phép không bị phát hiện, Đước đã tìm đến ông Nguyễn Đình Đương, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải, nhờ giúp đỡ.

Ông Đương và cấp dưới của mình là Đỗ Thanh Hoài đã hướng dẫn cho vợ chồng Đước "cách thức" kê khai thuế để không bị cơ quan chức năng phát hiện hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.

Đồng thời hai cán bộ thuế này còn yêu cầu vợ chồng Đước thực hiện một số nội dung như: kê khai thuế hằng tháng phát sinh giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra thấp xuống so với thực tế tổng số hóa đơn trái phép đã xuất cho khách hàng từ 3 đến 4 tỷ đồng/tháng để tránh bị nghi ngờ.

Các bị cáo tại toà. Ảnh: Ngọc Sơn/ Báo Pháp Luật.

Lý do bởi huyện Cát Hải là địa bàn biển đảo, xa đất liền, việc làm ăn kinh doanh khó khăn nên không thể kê cao.

Tiếp đó, mỗi doanh nghiệp thành lập mới để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn tại huyện Cát Hải thì vợ chồng Đước phải chi phí số tiền là 50 triệu đồng và cuối cùng là hằng tháng phải chi phí tiền "ăn chia" cho Đương và Hoài theo tỷ lệ 3 triệu/1 tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn (chưa tính thuế VAT).

Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, vợ chồng Đước đã đưa tổng cộng 362 triệu đồng cho Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài.

Trong đó gồm có 70 triệu đồng tiền phong bì nhận tại phòng làm việc của Đương, 100 triệu đồng tiền thành lập thêm hai công ty (Công ty Thăng Long Hải Phòng và Công ty Nguyễn Gia) cùng 192 triệu đồng tiền chi phí theo tỷ lệ 3 triệu đồng/1 tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn (chưa tính thuế VAT) theo thỏa thuận đã thống nhất trước đó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.