Iran gửi thông điệp lạnh lùng tới Mỹ: Chuyện gì đang diễn ra?

"Giai đoạn tự kiềm chế đơn phương đã kết thúc"! Iran được cho là vừa gửi một thông điệp khá lạnh lùng tới Mỹ, hai ngày sau khi thực hiện một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo quy mô lớn vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại của Israel.

Trong thông điệp gián tiếp gửi tới Mỹ thông qua Qatar, Iran khẳng định không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực, nhưng cho rằng cần phải “răn đe” Israel và sẽ có các "phản ứng không theo quy tắc" nếu Israel tiếp diễn các động thái hung hăng có nguy cơ đẩy khu vực tới bên miệng hố chiến tranh. Một quan chức Iran cho biết vào hôm thứ Năm.

Trước đó, vào ngày 2/10, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã đến Qatar trong một chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác trong khu vực. Ngay trước chuyến thăm này, Iran đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel. Trong một diễn biến khác có liên quan, trước đó Israel đã mở một cuộc tấn công trên bộ nhằm vào miền Nam Liban đồng thời tăng cường không kích với hoả lực mạnh ở các mặt trận khác.

Tại cuộc họp báo chung ở Doha với Quốc vương Qatar, ông Pezeshkian cho biết nếu Israel hành động theo cách nào đó chống lại Iran thì Tehran sẽ đáp trả nghiêm khắc hơn. Ông cũng nhấn mạnh Mỹ và các nước châu Âu nên kêu gọi Israel không gây mất ổn định khu vực.

Thông điệp của Tehran gián tiếp gửi tới Washington nêu rõ: “Giai đoạn tự kiềm chế đơn phương đã kết thúc” và nhấn mạnh rằng “tự kiềm chế là không tương xứng với các yêu cầu an ninh quốc gia của chúng tôi”. 

Hôm thứ Tư, Israel tuyên bố sẽ trả đũa sau khi lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran bắn hai loạt tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu quân sự và an ninh tại Israel và khẳng định đã đánh chặn phần lớn số tên lửa này. Iran cho biết cuộc tấn công nhằm đáp trả các hành động quân sự của Israel nhằm vào Dải Gaza và Liban, cùng với việc ám sát các quan chức chủ chốt của Hezbollah và nhóm Hamas. Trái với các phát ngôn của Israel, Iran tuyên bố 90% tên lửa đã đánh trúng mục tiêu trong cuộc tấn công này.

Mỹ đã nhiều lần cam kết ủng hộ Israel, đồng minh thân cận của họ. Thông điệp của Iran được đánh giá là một phản ứng chính thức từ phía Tehran trước tuyên bố của Tổng thống Joe Biden vào hôm thứ Tư, khi ông khẳng định Israel có quyền đáp trả các cuộc tấn công tên lửa từ Iran.

Nhấn mạnh cần phải kiềm chế Israel và “sự điên cuồng không kiểm soát” của quốc gia này trong khu vực, thông điệp lạnh lùng của Iran cũng cho thấy Tehran đã có những toan tính và kế hoạch "nghiêm túc" để đối diện với một cuộc chiến tranh toàn diện có sự tham gia của nhiều bên có thể bị thổi bùng lên trong thời gian tới do những hành động hung hãn của Israel.

Một chiếc xe nằm gần đống đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Ain Ed Delb, một thị trấn ở miền nam Liban vào ngày 1/10.

 

Trong tuần qua, Israel đã đưa quân vào miền Nam Liban, gọi đây là các cuộc đột kích “giới hạn” và tiếp tục ném bom nhiều khu vực của Liban, bao gồm cả Thủ đô Beirut. Các cuộc tấn công này đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người mất nhà cửa, theo các quan chức Liban.

Israel cũng tiếp tục tiến hành cuộc tấn công chết chóc vào Dải Gaza trong những ngày qua như một động thái leo thang của chiến dịch quân sự bắt đầu từ khoảng một năm trước. Theo giới chức Palestine, hơn 41.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel, phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Ông Tohid Asadi, một chuyên gia phân tích tại Đại học Tehran chia sẻ rằng mặc dù Iran không mong muốn “lôi kéo toàn bộ Tây Á vào một cuộc chiến tranh toàn diện”, nhưng Israel đã liên tục khiêu khích lòng kiên nhẫn của các quốc gia Hồi giáo trong nhiều tháng qua.

Trong khi đó, Elijah Magnier, một phóng viên kỳ cựu chuyên đưa tin từ các vùng chiến sự và là nhà phân tích chính trị với hơn 37 năm kinh nghiệm đưa tin về khu vực Trung Đông và Bắc Phi, bình luận rằng Iran chỉ có hai lựa chọn: “Chờ đợi cho đến khi tất cả đồng minh của mình bị đánh bại và sau đó sẽ đến lượt Iran bị Israel tấn công”, hoặc “tham gia vào trận chiến ngay bây giờ”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Reuters, một nguồn tin cấp cao từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết nước này đã mất khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk (Nga) sau các đợt phản công của Moskva.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như vật giá tăng cao, thiếu hụt nhân lực, lạm phát… Chính phủ nước này đang tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp mạnh để vực dậy nền kinh tế.

Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.

Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.